Ưu nhược điểm của lý thuyết tâm lý xã hội, tâm lý học hành vi là gì

Để quản lý có hiệu quả một tổ chức, cùng với việc tuân thủ đúng các nguyên tắc quản lý các nhà quản lý cần phải vận dụng sáng tạo và linh hoạt các phương pháp quản lý.

Bạn đang xem: Ưu nhược điểm của lý thuyết tâm lý xã hội

Phương pháp quản lý là tổng thể những cách thức tác động có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý (cấp dưới và các tiềm năng của tổ chức) và khách thể quản lý (các hệ thống khác, các ràng buộc của môi trường…) trên cơ sở lựa chọn những công cụ và phương tiện thích hợp nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Có thể thể phân loại các phương pháp quản lý theo nhiều cách như: (1) Căn cứ vào phương thức tác động, có phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp; (2) căn cứ vào chức năng quản lý, có các phương pháp kế hoạch hoá, phương pháp tổ chức, phương pháp kiểm tra, hạch toán…; (3) căn cứ vào nội dung và cơ chế hoạt động quản lý, có các phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính – tổ chức, và phương pháp tâm lý – xã hội/giáo dục; (4) căn cứ vào phạm vi, đối tượng tác động có các phương pháp quản lý nội bộ hệ thống và các phương pháp tác động lên các hệ thống khác.

Ở đây chúng ta cùng tìm hiểu các phương pháp quản lý theo nội dung và cơ chế hoạt động. Theo đó ta chia thành các nhóm phương pháp quản lý chủ yếu như sau:

– Nhóm phương pháp kinh tế

– Nhóm phương pháp hành chính – tổ chức tổ chức

– Nhóm phương pháp tâm lý – xã hội

– Các hương pháp và kỹ thuật quản lý cụ thể

1. Nhóm phương pháp kinh tế

Nhóm phương pháp kinh tế là các phương pháp tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế bằng việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế (tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả, lợi nhuận, lãi suất…) để cho đối tượng quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ.

Cơ sở khách quan của các phương pháp kinh tế là sự vận dụng các quy luật kinh tế trong quản lý.

Phương pháp kinh tế có vai trò rất quan trọng và giữ vai trò trung tâm trong công tác quản lý vì nó tác động thông qua các lợi ích kinh tế, tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thân của mỗi người và tập thể lao động, tạo ra động lực kinh tế trực tiếp khơi dậy sức mạnh tiềm tàng trong mỗi con người, động lực đó càng vững chắc nếu lợi ích cá nhân được kết hợp đúng đắn với lợi ích của tập thể và xã hội.

Ưu điểm:

– Mỗi người tự mình quyết định cách làm việc sao co có thu nhập vật chất cao nhất sẽ giúp hiệu quả công việc đạt được cao nhất.

– Tác động lên đối tượng quản lý một cách nhẹ nhàng, không gây ra sức ép tâm lý, tạo ra bầu không khí thoaỉ mái, dễ được chấp nhận.

– Tính dân chủ rất cao, các đối tượng quản lý có quyền lựa chọn hành động theo ý mình.

– Nó kích thích khả năng sáng tạo, phát huy tính sáng tạo trong công việc, mang lại hiệu quả rất cao.

– Có thể áp dụng linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng trong nhiều điều kiện hoàn cảnh và trong nhiều lĩnh vực.

Nhược điểm:

– Nếu coi nó là duy nhất sẽ lệ thuộc vào vật chất, quên các giá trị tinh thần, đạo đức, truyền thống văn hóa, hủy hoại môi trường sống…

– Không có sự dảm bảo thực hiện cao vì nó không bắt buộc.

– Dễ bị đối tượng quản lý xem thường nếu không kèm theo các phương pháp tác động khác.

Vận dụng:

Tại cơ quan (), các phương pháp quản lý kinh tế được vận dụng như: Có chế độ đãi ngộ đối với giáo viên, nhân viên (được hưởng thêm 50% lương); thưởng các tổ chuyên môn và cá nhân bồi dưỡng học sinh giỏi có giải quốc gia; thưởng các tổ chuyên môn có học sinh đỗ thủ khoa tốt nghiệp, đại học…

2. Nhóm phương pháp hành chính – tổ chức

Nhóm phương pháp hành chính – tổ chức là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý. Nhóm phương pháp này có vai trò rất to lớn trong công tác quản lý nhằm xác lập trật tự, kỷ cương trong tổ chức; giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý một cách nhanh chóng và là khâu nối các phương pháp khác thành một hệ thống.

Trong bất kỳ một tổ chức nào cũng hình thành những mối quan hệ tổ chức trong hệ thống quản lý.Về phương diện quản lý nó biểu hiện thành mối quan hệ giữa quyền uy và phục tùng. Người quản lý dử dụng quyền lực của mình để buộc đối tượng quản lý phải thực hiện nhiêm vụ.

Nhóm phương pháp hành chính – tổ chức trong quản lý là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến các tập thể và cá nhân dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát mang tính chất bắt buộc, đòi hỏi cấp dưới phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng. Các quyết định được cụ thể hóa dưới dạng các quy chế, quy định, quyết định, nội quy của tổ chức.

Ưu điểm:

– Sử dụng mệnh lệnh, quyền lực buộc cấp dưới thực thiện nhiệm vụ nhất định. Giúp duy trì kỷ cương trật tự cho môi trường tổ chức.

– Khi sử dụng không cần phải đi kèm những phương pháp khác mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

Nhược điểm:

– Tạo ra áp lực, sức ép tâm lý, làm giảm khả năng sáng tạo.

– Lạm dụng quá mức sẽ dẫn đến quan liêu trong tổ chức dẫn đến hậu quả xấu.

– Nhà quản lý phải là những người rất có bản lĩnh để quan sát nắm bắt được đối tượng để có sự tác động chuẩn xác, phù hợp thì mới có hiệu quả cao.

Vận dụng:

Việc ban hành các quy chế chuyên môn, nội quy cơ quan, các quy định về giờ giấc, hồ sơ sổ sách … chính là việc vận dụng phương pháp hành chính – tổ chức. Phương pháp này được vận dụng thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động của đơn vị.

3. Nhóm phương pháp tâm lý – xã hội (tâm lý – giáo dục)

Nhóm phương pháp tâm lý – xã hội (hay còn gọi là nhóm phương pháp “tâm lý- giáo dục”, “giáo dục”) là các cách thức tác động vào nhận thức và tình cảm của người lao động nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Các phương pháp tâm lý – xã hội dựa trên cơ sở sự vận dụng các quy luật tâm lý. Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục và kích thích tinh thần. Tính thuyết phục làm cho nhân viên phân biệt được phải- trái, đúng- sai, lợi- hại, thiện- ác… để hành động cho phù hợp. Khơi dậy tính tự nguyện, tự giác của đối tượng quản lý, kích thích họ làm việc hăng hái với tất cả trí tuệ và khả năng cao nhất.

Ưu điểm:

– Bền vững.

– Không gây sức ép tâm lý cho đối tượng, trái lại đói tượng cảm thấy được quan tâm nên sẽ tạo ra được sự phấn khởi, hăng hái, không khí làm việc sôi nổi, đôi khi mang lại những kết quả vượt xa sự mong đợi.

Nhược điểm:

– Tác động chậm, cầu kỳ, không đảm bảo thực hiện chắc chắn, nên khi sử dụng vẫn cần phải có kết hợp đi kèm các phương pháp khác.

Xem thêm: Lý do thủ môn bị tâm lý áp lực thế nào để tránh mất sự nghiệp?

– Phương pháp này yêu cầu cho người quản lý phải là người có đủ uy tín, có điều kiện và có thời gian quan tâm chăm sóc, động viên cấp dưới.

Vận dụng

Tuyên truyền, phân tích để mọi người cùng biết những khó khăn thách thức, cơ hội của công việc hiện tại để cùng giúp nhau vượt qua khó khăn.

Bằng cách xây dựng niềm tự hào về chất lượng giảng dạy, học tập và những nề nếp sinh hoạt văn hóa cho giáo viên, học sinh nhà trường đã hun đúc tinh thần tự học, tự rèn của cả thầy và trò làm cho chất lượng giáo dục được ngày một nâng cao và bền vững.

Thể hiện sự quan tâm, đánh giá đúng năng lực của giáo viên và học sinh để khen thưởng, tôn vinh kịp thời cũng là biện pháp được áp dụng thành công và có tác dụng lớn tại đơn vị. Kịp thời chấn chỉnh những cá nhân có tư tưởng chưa đúng đắn để tránh hiện tượng tâm lý lây lan bất lợi.

4. Các phương pháp và kỹ thuật quản lý cụ thể

Các phương pháp và kỹ thuật quản lý cụ thể là những phương pháp, kỹ thuật thực hiện chức năng cụ thể như kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý sự thay đổi, giao việc- ủy quyền, quản lý thời gian…

Những phương pháp và kỹ thuật cụ thể cần được người quản lý trang bị và vận dụng linh hoạt trong những tình huống cụ thể để đạt kết quả cao nhất trong công tác quản lý của mình.

Tóm lại, trong thực tiễn quản lý không thể tuyệt đối hoá một phương pháp nào đó mà phải có quan điểm tổng hợp, phải biết kết hợp nhịp nhàng và linh hoạt các phương pháp quản lý với nhau để nâng cao hiệu quả quản lý bởi lẽ: (1) Đối tượng quản lý là những hệ thống phức tạp bao gồm nhiều yếu tố và nhiều mối quan hệ tồn tại và phát triển trong môi trường luôn biến động; (2) tất cả các phương pháp quản lý đều hướng về con người mà bản chất con người là tổng hó các mối quan hệ xã hội, con người hoạt động vì nhiều động cơ nên phải vận dụng tổng hợp các phương pháp; (3) mỗi phương pháp quản lý đều có ưu nhược điểm riêng cần kết hợp lại để bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, nhà quản lý cần nghiên cứu và chọn một phương pháp quản lý chủ đạo làm từ tưởng quản lý sao cho phù hợp với đối tượng quản lý, phát huy tốt nhất nội lực của từng cá nhân để tạo thành công cho đơn vị.

Tài liệu tham khảo chính:

<1> PGS.TS Phạm Ngọc Thanh, Tập bài giảng môn Khoa học quản lý, cao học Đo lường và đánh giá trong giáo dục.

<2> TS. Nguyễn Thị Doan (1996), Các học thuyết quản lý, NXB Chính trị quốc gia.

<3> Vũ Thế Phú (1999), Quản Trị Học, ĐH Mở bán công – Thành phố HCM

<4> TS. Nguyễn Đức Lợi, Giáo trình Khoa học quản lý, ĐH Công nghệ và quản lý Hữu Nghị.

Tâm lý học hành vi là lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu đã phát triển mạnh mẽ hơn một thế kỷ qua, đây là lĩnh vực có tính ứng dụng cao trong cuộc sống , do đó chủ đề này đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều người.

Trong bài viết này, blogtamly.com sẽ chia sẻ Tâm lý học hành vi là gì? và Ưu nhược điểm của Tâm lý học hành vi.

*

Tâm lý học hành vi là gì?

Tâm lý học hành vi là một lĩnh vực nghiên cứu, phân tích về các biểu hiện hành vi của con người. Tập trung vào việc giải thích những lý do đằng sau hành vi của chúng ta và làm thế nào chúng có thể thay đổi, tâm lý học hành vi mang lại cái nhìn khoa học và sâu sắc về tâm trạng và hành vi của con người, cũng như của động vật.

Người ta thường sử dụng các nguyên tắc khoa học để nghiên cứu và phân tích hành vi của con người và động vật. Tâm lý học hành vi chủ yếu dựa vào thực nghiệm, quan sát, và phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về cách chúng ta hành xử trong nhiều tình huống khác nhau trong thực tế. Về cơ bản, lĩnh vực này quan tâm đến việc làm thế nào và tại sao chúng ta hành động theo những cách cụ thể, điều gì kích thích những hành vi này, và làm thế nào chúng có thể được quản lý hoặc điều chỉnh chúng.

Những kiến thức thu được từ nghiên cứu tâm lý học hành vi không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của hành vi con người, mà còn cung cấp cơ sở cho việc phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần như lo lắng hay trầm cảm. Những chuyên gia trong lĩnh vực này không chỉ là những nhà nghiên cứu mà còn là những người làm việc trực tiếp với cá nhân để thay đổi lối sống hoặc giải quyết những vấn đề phức tạp về mặt tâm lý của họ.

*

Lịch Sử Hình Thành của Tâm Lý Học Hành Vi

Tâm lý học hành vi, một nhánh quan trọng của tâm lý học, tập trung vào nghiên cứu và phân tích các hành vi quan sát được của con người và động vật. Xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, đây là một trong những lĩnh vực nghiên cứu sớm nhất trong lịch sử tâm lý học.

Các nhân vật tiên phong như John B. Watson, Ivan Pavlov và B.F. Skinner được xem là những người đã đặt nền móng cho lý thuyết và thực hành tâm lý học hành vi hiện đại. Ivan Pavlov nổi tiếng với các thí nghiệm về điều kiện hóa cổ điển, nơi ông chứng minh khả năng học của động vật khi liên kết một kích thích không liên quan với một hiện tượng tự nhiên. Thí nghiệm nổi tiếng với chuông và chó của ông là một ví dụ điển hình.

John B. Watson, qua bài báo "Psychology as the Behaviorist Views It," đã đề xuất một tầm nhìn tiên tiến về tâm lý học hành vi, chú trọng vào quan sát thực nghiệm và ảnh hưởng môi trường lên hành vi con người. Những ý tưởng này làm nền tảng cho việc nghiên cứu về cách môi trường hình thành hành vi của con người.

B.F. Skinner, một nhà tâm lý học nổi tiếng, tiếp tục đóng góp đáng kể vào lĩnh vực này với tác phẩm nổi tiếng "The Behavior of Organisms" vào năm 1938. Skinner tập trung vào vai trò của sự củng cố, đặc biệt là sự củng cố tích cực, trong việc định hình hành vi và hiệu suất con người. Công trình của ông đặc biệt hấp dẫn đối với ngành giáo dục, mở ra cơ hội kiểm soát hành vi học sinh và tối ưu hóa thành tích học tập.

Trong những năm 1930, B.F. Skinner còn làm cố vấn cho các dự án giáo dục được Quỹ Rockefeller tài trợ, hỗ trợ việc áp dụng nguyên lý hành vi vào lĩnh vực giáo dục. Cuốn sách "The Behavior of Organisms" của ông không chỉ là một tài liệu nghiên cứu mà còn là nguồn cảm hứng để phát triển hệ thống giáo dục dựa trên nguyên tắc của tâm lý học hành vi, như một chương trình huấn luyện động vật mà ông đã so sánh.

*

Một số nền tảng cơ bản Trong Tâm Lý Học Hành Vi

Hành vi có thể quan sát được, nhưng nhận thức và lý trí thì không. Đây là một trong những nền tảng cơ bản của tâm lý học hành vi - sự tương tác giữa hành vi, cảm xúc và nhận thức. Trong khi hành vi có thể được quan sát trực tiếp, cảm xúc và nhận thức thì thường ẩn sau vẻ bề ngoài. Những nhà tâm lý học hành vi đồng thuận rằng tất cả đều có ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng chỉ hành vi mới có thể dễ dàng quan sát được.

Môi trường sống đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hành vi của chúng ta. Tâm lý học hành vi con người tập trung vào ảnh hưởng của môi trường, bỏ qua yếu tố di truyền. Điều này đề cao tầm quan trọng của những yếu tố xã hội và văn hóa trong việc định hình cách chúng ta hành xử.

Người và động vật có nhiều điểm tương đồng trong việc học tập. Sau nhiều nghiên cứu, những nhà tâm lý học hành vi nhận thấy rằng sự học tập không có nhiều sự khác biệt đáng kể giữa con người và động vật. Điều này giải thích tại sao nhiều thí nghiệm thường được thực hiện trên chuột và các loài động vật khác để hiểu rõ hơn về cơ chế học tập và hành vi.

Cuối cùng, mọi hành vi đều là kết quả của kích thích gây ra phản ứng. Dù là hành vi đơn giản hay phức tạp, chúng đều là những chuỗi kích thích và phản ứng tương ứng. Những nhà tâm lý học thường sử dụng việc đưa ra kích thích để quan sát phản ứng nào sẽ diễn ra, từ đó giúp họ hiểu rõ hơn về cơ chế và nguyên tắc đứng sau các hành vi.

*

Ưu và nhược điểm của Tâm Lý Học Hành Vi

Ưu điểm:

Học Tập và Sự Hoàn Thiện: Tâm lý học hành vi mang lại khả năng học tập và phát triển liên tục, giúp con người ngày càng hoàn thiện và phát triển tốt hơn. Nếu loại bỏ yếu tố di truyền, mọi người đều có khả năng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nào đó nếu được sống trong môi trường, điều kiện thuận lợi.Giáo Dục và Xây Dựng Tâm Lý Xã Hội: Lập luận trong tâm lý học hành vi có giá trị cao trong giáo dục và xây dựng tâm lý xã hội. Các nguyên tắc này có thể hỗ trợ hiểu rõ hơn về tâm lý con người và tạo ra môi trường xã hội tích cực.Áp Dụng Trị Liệu: Một số vấn đề tâm lý như stress, rối loạn tâm lý, lo âu,... có thể được điều trị thông qua chủ nghĩa hành vi. Các phương pháp này có thể áp dụng hiệu quả vào thực tế, đặc biệt là trong việc quản lý môi trường sống và kích thích điều chỉnh hành vi.Quan Sát và Đo Lường Hành Vi: Khả năng quan sát và đo lường rõ ràng các hành vi là một điểm mạnh. Dựa trên các hành vi có thể thu thập dữ liệu một cách định lượng, giúp nghiên cứu và đánh giá một cách chính xác.

Nhược điểm:

Đồng Hóa Hành Vi: Tâm lý học hành vi đôi khi có thể đồng hóa hành vi của con người và động vật, dựa trên quan sát bề ngoài. Điều này khiến cho dữ liệu và kết luận không thể hoàn toàn thuyết phục.Khó xác định: Việc xóa những ranh giới giữa con người và động vật có thể gây khó khăn cho việc nghiên cứu, phân tích tâm lý học hành vi.Thiếu Yếu Tố Đạo Đức và Ý Thức: Các mặt khác của hành vi, như ý thức, nhận thức, và yếu tố đạo đức, không được tính đến đầy đủ. Do đó, không thể có kết quả chính xác cho mọi trường hợp.Chỉ Một Chiều Tiếp Cận: Một số nhà phê bình cho rằng chủ nghĩa hành vi là cách tiếp cận một chiều trong việc hiểu hành vi con người, thiếu đi ý chí tự do và ảnh hưởng bên trong như tâm trạng và cảm xúc.Thiếu Cân Nhắc Đối với Tâm Lý Sinh Học: Gần đây, tâm lý sinh học đã nhấn mạnh vai trò của tư tưởng não bộ và di truyền trong việc xác định và ảnh hưởng đến hành động con người, nhưng tâm lý học hành vi không đặt đủ cơ sở nghiên cứu vào những khía cạnh như quá trình tinh thần suy nghĩ và ra quyết định, ngôn ngữ và giải quyết những vấn đề.Không Tập Trung Đến Học Tập Khác: Tâm lý học hành vi không tính đến các loại hình học tập khác mà không sử dụng củng cố và trừng phạt, ngay cả khi cả người và động vật có khả năng tùy chỉnh hành vi dựa trên thông tin mới.

Kết luận

Tóm lại, tâm lý học hành vi là một lĩnh vực không ngừng phát triển, cung cấp những hiểu biết có giá trị về cách hành vi bị ảnh hưởng bởi môi trường của chúng ta, cả tích cực và tiêu cực.

Qua bài viết, blogtamly.com đã tập trung chia sẻ thế nào là Tâm lý học hành vi? và ưu nhược điểm của lĩnh vực này. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích đến bạn đọc. Hãy theo dõi blogtamly.com để thường xuyên cập nhật kiến thức về sách và đời sống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *