Tâm lý trẻ 7 tháng tuổi biết làm những gì? trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì

Bước sang tháng thứ 7, mẹ sẽ thấy bé yêu nhà mình “người lớn” hơn rất nhiều. Giai đoạn này bé đã bắt đầu học bò, thích thể hiện cảm xúc và cũng rất tò mò về thế giới xung quanh… Vậy cụ thể bé 7 tháng biết làm gì? Hãy để Friso bật mí cho mẹ những cột mốc trẻ đạt được trong giai đoạn này nhé!

1. Tìm hiểu sự phát triển thể chất ở trẻ 7 tháng tuổi

Thông thường trong giai đoạn từ 6 đến 12 tháng, chiều dài và cân nặng của bé tăng lần lượt khoảng 1cm và 300 - 400g mỗi tháng. Tuy nhiên, một số trẻ có thể không tăng hoặc tăng rất chậm, do đây cũng là lúc con tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài nên dễ mắc các bệnh vặt.

Bạn đang xem: Tâm lý trẻ 7 tháng tuổi

Vậy trẻ 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg và cao bao nhiêu cm? Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cân nặng trung bình của trẻ trai 7 tháng tuổi là 8,6kg và có chiều dài 69,2cm, trong khi trẻ gái trung bình có cân nặng là 7,9kg và chiều dài gần 67,3cm.

2. Bé 7 tháng biết làm gì?

7 tháng tuổi là thời điểm bé đang phát triển rất nhanh về các kỹ năng vận động và não bộ. Vì vậy, để biết con có đang bắt kịp đà tăng trưởng, mẹ có thể đối chiếu những hoạt động trẻ 7 tháng biết làm gì dưới đây:

2.1. Phát triển kỹ năng vận động

Khi được 7 tháng tuổi, bé yêu đã có thể ngồi vững mà không cần bố mẹ giúp đỡ. Và theo phản xạ tự nhiên, một khi đã ngồi vững thì bé bắt đầu học bò bằng cách phối hợp 2 tay 2 chân. Đồng thời, do cổ đã khá cứng cáp nên các vận động khác như lật người, ngẩng cao đầu, giữ thẳng cổ… chỉ là chuyện nhỏ đối với bé. Chưa kể, một số bé còn có khả năng vịn vào thành chắc chắn để đứng dậy hoặc biết cách dùng ngón cái và ngón trỏ để nắm thức ăn, nhặt đồ vật lên, sau đó ném đi và nhặt lại.

*

 

2.2. Sự thay đổi về nhận thức

Trong quá trình quan sát bé 7 tháng biết làm gì, bố mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy trẻ dường như rất tò mò và hứng thú khám phá những điều lạ lẫm xung quanh mình. Chẳng hạn như, con thích tìm các đồ vật bị che giấu như món đồ chơi hay quyển sách được giấu dưới chăn; hoặc bị thu hút bởi những món đồ màu sáng, bắt mắt và cố gắng tìm cách lấy chúng. Ngoài ra, khi nghe bố hoặc mẹ gọi tên bé sẽ quay đầu và phía đó và đưa tay đòi bế; hay nếu mẹ nói “không” con có thể phản ứng lại bằng cách mếu máo khóc hoặc xụ mặt và im lặng.

2.3. Phát triển về khả năng ngôn ngữ

Về khía cạnh ngôn ngữ, hẳn là bố mẹ cũng rất thắc mắc trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì. Mặc dù chưa thể phát âm rõ ràng, nhưng trẻ đang dần có những “bước tiến” trong giao tiếp, bằng cách quay đầu về phía có tiếng gọi hoặc trò chuyện, bập bẹ vài từ đơn giản như “ba, bà, cha, măm…” hoặc la hét, đập tay để thu hút sự chú ý của người lớn.

2.4. Sự phát triển về cảm xúc

Ở cột mốc phát triển cảm xúc, việc bố mẹ nắm bắt được bé 7 tháng tuổi biết làm gì sẽ tạo nền tảng giao tiếp cho con trong tương lai tốt hơn. Bên cạnh việc nhận ra khuôn mặt quen thuộc, hay có phản ứng sợ người lạ (như sợ hãi, khóc lóc hoặc ôm chầm lấy mẹ), thì bé dần phát triển tính cách riêng hơn, bắt đầu biết điều gì mình thích và không thích. Ngoài ra, giai đoạn này bé cũng rất thích bắt chước những người xung quanh, từ âm thanh, động tác, đến cả tiếng ho, tiếng chặc lưỡi của bố mẹ đều được bé “sao chép” một cách nhanh chóng.

*

 

2.5. Bắt đầu có dấu hiệu mọc răng

Trong khoảng thời gian từ tháng thứ năm đến tháng thứ bảy, những chồi răng nhỏ đầu tiên bắt đầu nhú ra khỏi nướu trẻ. Đặc biệt ở tháng thứ 7, trẻ thường chảy nhiều nước dãi hơn và có thể quấy khóc hơn bình thường. Để giúp con xoa dịu cảm giác khó chịu về nướu, hãy cho bé ngậm khăn lạnh, đồng thời ở các bữa ăn phụ mẹ nên nghiền các loại trái cây mềm và dễ tiêu hóa như chuối, đu đủ chín, hồng xiêm… cho con ăn.

Và đừng quên chuẩn bị sẵn bàn chải đánh răng có lông mềm để chải những chiếc răng sau khi chúng mọc lên. Mẹ nên bắt đầu đánh răng cho bé 2 lần/ngày với một ít kem đánh răng (cỡ hạt gạo) không chứa fluor (an toàn để nuốt).

Bé 7 tháng chưa biết ngồi, chưa biết bò có sao không?

Hầu hết bố mẹ đều cảm thấy lo lắng khi bé 7 tháng tuổi chưa biết bò hoặc trẻ 7 tháng rưỡi chưa biết ngồi có thể bị chậm vận động. Tuy nhiên, ngồi vững hoặc bò trườn là vận động cơ bản của trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi. Do đó, nếu trẻ chưa thể tự thực hiện nhưng vẫn có thể đỡ đầu và đẩy mình lên bằng cánh tay trong thời gian nằm sấp thì vẫn chưa gọi là bất thường.

Phụ huynh nên tiếp tục hỗ trợ cho bé tập ngồi, tập trườn để lưng cứng hơn. Khi bé đã ngồi vững, bạn hãy đặt bé ngồi trên sàn một mình và để gối hoặc đệm xung quanh để bé không bị thương khi ngã.

3. Cách chăm sóc giúp bé phát triển trong giai đoạn 7 tháng

Ngoài việc hiểu rõ trẻ 7 tháng biết làm gì, bố mẹ cũng nên nắm vững cách chăm sóc con để giúp con phát triển tốt hơn:

3.1. Chú ý chế độ dinh dưỡng

Từ tháng thứ 7, bé đã có thể ăn dặm ngày 2 bữa và bú khoảng 3 đến 4 lần một ngày. Tuy nhiên, mẹ không cần vội vàng cho con ăn dặm quá nhiều, vì việc ăn dặm chỉ để trẻ làm quen với thức ăn và phản xạ nhai, còn sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ. Mẹ cần đảm bảo cho trẻ 7 tháng bú đủ lượng sữa theo khuyến nghị từ 600 - 800ml, chia thành 3 - 4 lần/ngày.

Đối với các món ăn dặm, bên cạnh các loại thịt, trứng thì mẹ nên cho bé ăn đa dạng hơn như cá, tôm, cua… để bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết và giúp bé quen vị. Thay vì hầm lấy nước, tốt nhất là mẹ nên nấu mềm, nghiền nhuyễn thực phẩm và cho bé ăn hết phần cái lẫn nước. Sau mỗi bữa ăn, bố mẹ có thể cho trẻ dùng thêm sữa chua, nước ép hoa quả hoặc bánh pudding.

3.2. Cho trẻ ăn dặm đúng cách

Khi cho con ăn dặm, cha mẹ nên chú ý quan sát thật kỹ những dấu hiệu của trẻ. Nếu như bé cố rướn tới muỗng mẹ đang cầm hoặc há miệng to tức là bé đang muốn ăn thêm. Trong trường hợp trẻ lắc đầu, ngậm chặt miệng hoặc quấy khóc thì có nghĩa con không muốn ăn nữa, mẹ không nên bắt ép có thể khiến bé sợ ăn. Ngoài ra, mẹ nên nấu cháo cho trẻ với các loại thịt, cá, tôm, rau, củ quả,… kết hợp với thay đổi cách chế biến thường xuyên để đa dạng bữa ăn và làm phong phú khẩu vị của bé.

3.3. Giúp con ngủ ngon và đủ giấc

Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi cần ngủ khoảng 12 - 14 giờ mỗi ngày, gồm một giấc ngủ dài vào ban đêm và 2 đến 3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bé có thể mọc răng và mải chơi khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Do đó, để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, mẹ hãy cho con sử dụng núm vú giả trong khi đang mọc răng. Đồng thời mở nhạc nhẹ lúc bé ngủ sẽ giúp con dễ vào giấc và ngủ ngon hơn rất nhiều.

3.4. Tăng cường các hoạt động tương tác và chơi đùa

Khi đã tìm hiểu được bé 7 tháng biết làm gì, bố mẹ còn chần chờ gì mà không cùng con tham gia các hoạt động hỗ trợ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ như:

Đặt những món đồ chơi bé thích ở phía xa: Điều này sẽ khiến bé vì tò mò mà bò đến lấy, giúp bé trở nên cứng cáp và phát triển nhanh hơn.

Trò chuyện, hát, đọc truyện cho bé nghe: Đây không những là cách giúp tình cảm gia đình gắn kết mà còn giúp bé phát triển ngôn ngữ ngày một tốt hơn.

Tập cho bé phát triển các kỹ năng: Bằng các hoạt động đơn giản như tập cho trẻ uống nước bằng cốc, cho con ăn bốc, dạy trẻ vẫy tay để nói tạm biệt hay xin chào khi gặp ai đó, hoặc chơi ú òa với trẻ giúp con vui cười nhiều hơn.

Nhưng cần lưu ý, vì đây là giai đoạn bé rất mê khám phá thế giới, mẹ nên giữ vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và tránh để bé đến gần các thiết bị điện hay đồ vật sắc, nhọn nhé!

*

 

3.5. Theo dõi để đảm bảo con phát triển bình thường

Mặc dù theo từng giai đoạn mỗi đứa trẻ sẽ có những thay đổi về thể chất, trí tuệ, vận động lẫn cảm xúc khác nhau. Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đi khám để có hướng can thiệp kịp thời, nếu con gặp phải các dấu hiệu sau:

• Trẻ bị phát ban hoặc sốt hơn 39°C.

Xem thêm: Chăm Sóc Tâm Lý Của Người Bị Ung Thư, Vấn Đề Cần Quan, Cải Thiện Tâm Lý Cho Người Bệnh Ung Thư

• Trẻ có các dấu hiệu mất nước như tiểu ít hoặc hay khô miệng.

• Gặp khó khăn khi thở.

• Không thể ngồi dậy dù bố mẹ đã hỗ trợ.

• Chậm chạp, thờ ơ với các hoạt động hoặc không đáp ứng với âm thanh lớn hay khi được gọi tên…

 

Trên đây là toàn bộ những hoạt động mà bé 7 tháng biết làm gì để bố mẹ theo dõi. Nhìn chung, trẻ 7 tháng tuổi dễ gặp bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa nên bố mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng và bổ sung sữa đầy đủ để giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng, từ đó lớn khôn khỏe mạnh và thỏa sức khám phá thế giới xung quanh.

Bài viết được duyệt chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế blogtamly.com Nha Trang


Trẻ 7 tháng tuổi đạt được sự phát triển nhất định về thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc. Do đó, những câu hỏi như: Trẻ em 7 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu là bình thường và đạt chuẩn, mức độ phát triển giao tiếp, kỹ năng xã hội của trẻ 7 tháng tuổi như thế nào? được rất nhiều phụ huynh quan tâm và muốn tìm hiểu.


Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chiều cao và cân nặng của trẻ 7 tháng tuổi cần đạt được trong khoảng từ 65 - 69cm và 6,8 - 8,6kg (đối với bé gái) và 67 - 71cm và 7,4 - 9,2kg (đối với bé trai).

2. Bé 7 tháng phát triển như thế nào?

2.1 Mức độ phát triển vận động của trẻ 7 tháng tuổi

Kỹ năng vận động của trẻ 7 tháng tuổi đã phát triển đáng kể. Trong đó, các kỹ năng vận động thô (khả năng điều khiển và phối hợp các nhóm cơ lớn) đã được trẻ thực hiện nhuần nhuyễn hơn.

Song song với đó trẻ bắt đầu phát triển các kỹ năng vận động tinh (khả năng điều khiển và phối hợp các ngón tay, bàn tay). Dưới đây là một số kỹ năng mà trẻ 7 tháng tuổi có thể thực hiện được và cha mẹ cũng cần theo dõi, quan sát để khuyến khích trẻ phát triển những kỹ năng này.

Dùng và phối hợp ngón trỏ và ngón cái để cầm, nắm đồ vật nhỏ hoặc mẩu thức ăn có hình dáng dài.Đưa thức ăn, đồ vật lên miệng để liếm, ném.Nhặt đồ vật hoặc đồ chơi, ném đi rồi nhặt lại.Với lấy đồ vật ở gần bằng một hoặc hai tay, cầm đồ vật bằng tay chắc chắn hơn.Trẻ có thể tự ngồi dậy

*

2.2 Mức độ phát triển nhận thức của trẻ 7 tháng tuổi

Bộ não của trẻ trong giai đoạn này phát triển với tốc độ cực kỳ nhanh và nhanh hơn so với sự phát triển về thể chất để giúp trẻ đạt được những kỹ năng nhất định nhằm thích ứng với môi trường và tác động bên ngoài. Cha mẹ sẽ thấy trẻ phát triển nhận thức với mức độ cụ thể như sau:

Nhận biết sự tồn tại của đồ vật xung quanh như đồ chơi của trẻ. Do đó, trẻ rất thích chơi trò “ú òa” hoặc tìm kiếm món đồ chơi, đồ vật bị giấu đi.Trẻ biết thể hiện sự yêu thích đối với những đồ vật, món đồ chơi bắt mắt. nhiều màu sắc và tìm cách lấy được chúng. Trẻ cũng thể hiện sự tò mò đối với đồ vật xung quanh trẻ và về thế giới bên ngoài hơn.Trẻ có thể di chuyển mắt và nhìn theo các thiết bị, đối tượng đang di chuyển.Trẻ có thể nhận dạng giọng nói cũng như phát hiện tên mình khi có ai đó nhắc đến.Trẻ 7 tháng tuổi cũng đã có thể bập bẹ phát ra âm thanh là nguyên âm như “a” hoặc “o”. Ngoài ra, trẻ hiểu được giao tiếp là nói chuyện với nhau. Do đó trẻ cũng bập bẹ nói chuyện với cha mẹ hoặc trẻ cũng cố gắng bắt chước các từ mà cha mẹ, ông bà hoặc người chăm sóc nói với trẻ.Trẻ hiểu và dùng âm thanh hoặc cử chỉ để thu hút sự chú ý khi có nhu cầu hoặc muốn giao tiếp.

2.3 Mức độ phát triển cảm xúc của trẻ 7 tháng tuổi

Về mặt cảm xúc, trẻ 7 tháng tuổi có thể đạt được mức phát triển như sau:

Phân biệt được người thân quen của trẻ và người lạ hoặc mới lần đầu gặp. Trẻ sẽ tỏ ra vui vẻ hoặc thích thú khi gặp người quen, đồng thời thể hiện sự e ngại, sợ đối với người lạ.Bày tỏ cảm xúc và biết điều gì thích, điều gì không thích.Trẻ thể hiện cảm xúc rõ ràng hơn các tháng trước như cười hoặc khó chịu, ...Trẻ quan sát cảm xúc của những người xung quanh và cố gắng bắt chước, ví dụ như khóc theo những trẻ khác đang khóc, hoặc cười khi thấy cha mẹ cười.

Sự phát triển về nhận thức và cảm xúc của trẻ 7 tháng tuổi khá mạnh mẽ và nhanh hơn so với thể chất để giúp trẻ sớm thích nghi với cuộc sống bên ngoài. Ở giai đoạn này, kỹ năng vận động của trẻ cũng có bước chuyển biến vượt bậc, trẻ có thể tự ngồi và cho thấy dấu hiệu chuẩn bị tập bò.


*

Ngoài những trẻ phát triển bình thường ở giai đoạn này trẻ rất hay gặp phải các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, nhiễm trùng, chậm nói, chậm vận động; các vấn đề về còi xương, suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm lên cân... Vì vậy cha mẹ cần thật sự lưu tâm, một khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín khám và điều trị.

Ngoài ra, trẻ 7 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website blogtamly.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.


Video đề xuất


Dấu hiệu, cách chăm sóc trẻ em viêm đường hô hấp trên tại nhà


Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.
*

6.7K


Dịch vụ từ blogtamly.com
Thông tin Bác sĩ
Chủ đề:Lamin
Kid
Vận động của trẻ
Trẻ 7 tháng tuổi
Mẹ và bé
Cân nặng trẻ 7 tháng tuổi
Nhận thức trẻ 7 tháng tuổi
Chiều cao trẻ 7 tháng tuổi
Nhi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *