Tâm Lý Trẻ Em 10 Tuổi Và Những Cột Mốc Phát Triển Quan Trọng Cha Mẹ Cần Biết

10 tuổi là khoảng thời gian tiền dậy thì, trẻ phát triển mạnh về thể chất lẫn tư duy. Ở giai đoạn này, trẻ có xu hướng thích khám phá và chứng tỏ bản thân, do đó dạy trẻ tuổi lên 10 cũng khác nhiều so với các lứa tuổi trước đó.

Bạn đang xem: Tâm lý trẻ em 10 tuổi


Trẻ cần học cách chia sẻ, quan tâm đến người khác.


Giai đoạn có nhiều biến động về tâm sinh lý

Theo chuyên gia tâm lý Lê Khanh, Phòng Tư vấn Tâm lý - Gia đình và Trẻ em, trong quá trình phát triển của trẻ em, giai đoạn tiền dậy thì từ 10 - 13 tuổi là lúc tạo cho cha mẹ nhiều áp lực nhất và cũng khiến cha mẹ dễ lâm vào tình trạng "khủng hoảng" theo con nhất.

Một trong những điều làm cha mẹ “đau đầu” là ở giai đoạn này trẻ trở nên bướng bỉnh, không nghe lời, khép kín, học hành sa sút và có những suy nghĩ tiêu cực. Ðôi khi, vì mâu thuẫn nhỏ, trẻ có thể nảy sinh hành động dại dột, hậu quả không thể cứu vãn. Theo chuyên gia Lê Khanh, trên thực tế, hậu quả của bi kịch đau lòng chỉ như giọt nước tràn ly sau hàng loạt các tác động, biện pháp ứng xử hay giáo dục chưa phù hợp của bố mẹ. Những xáo trộn tâm sinh lý bên trong cơ thể và những tác động bên ngoài, khiến trẻ chông chênh, có cảm giác như "cả thế giới" đang bỏ rơi mình. Trong khi đó, phụ huynh lại áp đặt, tạo áp lực về học hành, điểm số, cấm đoán, chê bai, mắng mỏ, đánh đòn khiến trẻ sinh ra chán nản, buông xuôi, dẫn đến các rối loạn về tâm lý, thậm chí trẻ có thể bỏ đi để thoát khỏi vòng tay cha mẹ.

Muốn "chữa" cho trẻ, trước tiên phải "chữa bệnh" tâm lý cho phụ huynh. Cha mẹ hãy lắng nghe, đừng truy vấn trẻ bằng những câu hỏi tại sao, muốn gì mà nên là những câu gợi mở để trẻ nói ra những nhu cầu của mình, kết hợp với quan sát các ngôn ngữ cơ thể của con, các dấu hiệu, các hành vi và nét mặt… Cha mẹ cần coi con như bạn, tôn trọng, trao đổi, đối thoại nhẹ nhàng, tuyệt đối không bạo hành tinh thần hay thể xác, để con cảm nhận được sự tin cậy, yêu thương và bao dung của mình. Chuyên gia Lê Khanh cho biết, trường hợp trẻ bộc lộ những dấu hiệu khủng hoảng của tuổi tiền dậy thì, cha mẹ đừng vội vàng tìm cách đương đầu, trấn áp mà nên đưa con ra khỏi nhà, có thể đi chơi đâu đó xa hoặc ra quán cà phê để trò chuyện, lắng nghe. Trường hợp cần thiết, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các nhà tâm lý để tìm ra những biện pháp, "chiến lược" nhằm từng bước giải quyết vấn đề.


Trẻ lên 10 tuổi cần được phụ huynh quan tâm hơn.


Giúp trẻ phát triển đúng hướng

Với bé gái, 10 tuổi sẽ có thay đổi lớn về ngoại hình nên rất cần có sự quan tâm, định hướng của cha mẹ. Nhiều bé đã bắt đầu giai đoạn dậy thì nên có tâm lý hoang mang, lo lắng trước thay đổi của cơ thể. Tuy nhiên, bé gái cũng cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiếp và tham gia các hoạt động chung và có quan điểm đúng hay sai trước một sự việc nào đó, biết cách thể hiện chính kiến của mình. Nhiều bé còn bắt đầu thích có khoảng thời gian yên tĩnh hay riêng tư một mình.

Bé trai 10 tuổi sẽ có nhiều sự tò mò về thế giới xung quanh và thể hiện rõ thái độ, tình cảm của mình về mọi vật, mọi việc xảy ra. Nhiều bé trai thể hiện sự bướng bỉnh, thái độ có phần thái quá về điều mình không hài lòng. Bé trai có những thay đổi về mặt tình cảm, quan tâm hơn tới các bạn cùng giới và khác giới. Trong gia đình, trẻ cũng thể hiện sự yêu ghét rõ ràng hơn, biết thể hiện tình cảm với cha mẹ, người thân. Trẻ ở độ tuổi này còn có xu hướng trở thành người mà mình coi đó là hình mẫu, nên sẽ có sự bắt chước người đó, có tâm lý phát triển dựa vào những ảnh hưởng của mọi người.

Ðể giúp trẻ 10 tuổi có sự phát triển tốt nhất, cha mẹ có thể tham khảo một số gợi ý sau:

Nói với con về những thay đổi của bản thân: Cha mẹ cần cung cấp kiến thức về giới tính (đặc biệt là với bé gái) để giúp con tự tin hơn và biết cách xử lý khi thấy những thay đổi trên cơ thể mình. Người mẹ nên dành thời gian trò chuyện cùng con để trang bị kiến thức sinh lý cho con, giúp trẻ biết về kích cỡ vòng 1, chu kỳ kinh nguyệt và hướng dẫn bé vệ sinh cá nhân đúng cách...

Dạy trẻ về sức khoẻ sinh sản: Cha mẹ cần đối diện với trẻ và giúp con có những kiến thức về sức khoẻ sinh sản. Ngoài những kiến thức về sự thay đổi cơ thể, trẻ cần biết được vùng cấm của mình là thế nào. Cần cho trẻ biết hậu quả của các hành động sai trái để trẻ hình thành tâm lý đúng đắn về sức khoẻ sinh sản. Cha mẹ có thể giáo dục về sức khoẻ sinh sản cho trẻ thông qua sách báo, các dụng cụ trực quan để trẻ hiểu biết hơn. Ðồng thời, cha mẹ quan tâm hơn tới các mối quan hệ xã hội của trẻ để có can thiệp kịp thời.

Dạy trẻ tính tự lập: Trẻ tự lập thường sẽ thành công hơn những trẻ ỷ lại. Cha mẹ cần dạy cho trẻ tính tự lập như: tự giác học tập, tự làm vệ sinh cá nhân, tự làm các công việc nhà đơn giản và vừa sức... Trẻ lên 10 còn cần tự lập trong tâm lý, nghĩa là trẻ cần có suy nghĩ luôn cố gắng để đạt được điều mình mong muốn, chủ động trước mọi vấn đề và cố gắng giải quyết chúng một cách tốt nhất.

Trẻ em được ví như một trang giấy trắng nên khi trẻ được quan tâm và định hướng đúng sẽ hạn chế được những vấn đề, sự cố xảy ra. Và khi cha mẹ có được những định hướng, chủ động trong việc giáo dục trẻ thì sẽ giúp con vui vẻ và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.

Dạy trẻ tính kiên nhẫn: Trẻ có tính kiên nhẫn sẽ có thái độ chủ động hơn trước mọi vấn đề và cũng biết cách để làm thế nào đạt được hiệu quả khi xử lý vấn đề.

Tự tin về bản thân là đức tính quan trọng, giúp trẻ tự khẳng định mình và phát triển hơn trong cuộc sống. Tự tin cần được rèn luyện từ khi còn nhỏ. Cha mẹ hãy cổ vũ, động viên con trau dồi kiến thức, kỹ năng. Khi trẻ hiểu nhiều biết rộng, tinh thần vui vẻ, ngoại hình ổn định sẽ tự tin hơn.

Xem thêm: Nhạy Cảm Trong Tình Yêu Là Gì, Thời Điểm Nhạy Cảm Của Tình Yêu

Dạy con biết tự bảo vệ bản thân: Cha mẹ cần giáo dục con về những hiểm họa từ tệ nạn xã hội và dạy con cách phòng tránh.

Ðối với những đứa trẻ bướng bỉnh ở độ tuổi lên 10, cha mẹ phải hiểu rằng chúng rất ghét việc bị người lớn nhắc nhở mãi một vấn đề, đặc biệt là những điều có tính lý thuyết - chúng cảm thấy không có tác dụng với mình. Ðể trẻ không bướng bỉnh và nghe lời khuyên thì cha mẹ phải nắm rõ được bản chất vấn đề trẻ đang gặp phải, kiên nhẫn trò chuyện và cùng con tìm ra giải pháp. Ðiều này giúp trẻ cảm thấy được cảm thông, dần tin tưởng và nghe lời cha mẹ hơn.

Ở độ tuổi 6 đến 10 tuổi, trẻ bắt đầu đi học, muốn tìm hiểu về tình bạn và xây dựng khả năng nhận biết. Lúc này, tâm lý trẻ em dần chuyển sang thế giới bên ngoài để khám phá


*

*

Hành vi và tâm lý trẻ em 6 đến 10 tuổi

Khi trẻ bắt đầu đi học, các kĩ năng thể chất, tinh thần và xã hội của con phát triển nhanh chóng. Khi đó, con học cách mô tả trải nghiệm và bắt đầu chia sẻ cảm xúc của bản thân nhiều hơn.

Tình bạn và áp lực đồng trang lứa trở nên quan trọng hơn khi sự tập trung của con chuyển từ mái ấm của mình sang thế giới bên ngoài.

Khi dành nhiều thời gian ngoài gia đình hơn, trẻ sẽ có tinh thần trách nhiệm cao hơn và học cách độc lập. Một vài trẻ lớn hơn sẽ bắt đầu trải qua giai đoạn dậy thì với những thay đổi về thể chất và cảm xúc.

Hãy quan tâm con

Việc đến trường là cơ hội để trẻ đối mặt trực tiếp với thế giới bên ngoài và là một sự kiện trọng đại trong đời! Đây là mốc thời gian quan trọng giúp con phát triển sự tự tin ở mọi mặt cuộc sống. Chẳng hạn như xử lý các mối quan hệ, học tập trên trường, tập thể dục thể thao và kiểm soát cảm xúc.

Việc hỏi thăm con và hỗ trợ con trên hành trình này có thể giúp con xây dựng khả năng chống chịu và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần của trẻ.

Cách giúp bố mẹ dễ dàng trò chuyện với con

Hãy bắt đầu bằng việc hỏi con cảm thấy thế nào. Tâm sự với con về trường học, bạn bè, sở thích, và những khó khăn con gặp phải.

Gợi mở để trẻ kể về những sự kiện mang lại cảm xúc tích cực và tiêu cực trong đời sống hàng ngày. Chẳng hạn như thắng một trận đấu thể thao hoặc nhận điểm kém . Điều này giúp kiểm tra xem con cảm thấy như thế nào và thắt chặt tình cảm với con.

Khi con lớn hơn và bạn cảm thấy phù hợp với sự phát triển của trẻ. Hãy trò chuyện về những thay đổi về thể chất và cảm xúc thông thường ở tuổi dậy thì để giúp con biết những gì sẽ xảy ra trong giai đoạn này. Hỏi thăm cảm xúc của con lúc này, và bạn có thể trao đổi cùng con nếu con có bất kỳ băn khoăn hay câu hỏi nào.

Hãy tạo môi trường cởi mở, tin tưởng và yêu thương

● Giúp con cảm thấy thoải mái khi mở lòng với bạn.● Con muốn được yêu thích và chấp nhận bởi mọi người xung quanh. Được bạn chấp nhận là bước đầu tiên để xây dựng sự tự tin.● Ghi nhớ tới việc bạn đang làm gương cho con như thế nào. Trẻ nhìn vào bạn và học theo những cảm xúc và cách phản ứng của bạn với những tình huống khác nhau.● Công nhận thành tựu và hành vi tốt của trẻ. Khen ngợi con bằng việc tập trung vào hành vi của con (“con đã rất cố gắng và bố/ mẹ có thể thấy rõ điều đó!”) thay vì nói về con người con (“Ồ, con thông minh đó!”).

Đừng quên: Thời gian của bạn là món quà vô giá với trẻ

Câu“ Bố/mẹ yêu con” hay ôm ấp con không phải là những cách duy nhất để thể hiện tình yêu thương. Bạn cần thực sự lắng nghe và quan tâm sâu sắc đến những gì con muốn nói.

Hãy thử dành thời gian cùng con tham gia các hoạt động tương tác như: Vui chơi cùng con thông qua những hoạt động đặc biệt dù nhỏ hay lớn. Cho con tham gia vào những quyết định của gia đình như lên thực đơn ăn tối.

Chính điều này sẽ giúp con hiểu rằng tình yêu của bạn với con là vô hạn, cho dù có những lúc con mắc lỗi sai, và con sẽ cởi mở trò chuyện với bạn hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *