Tâm Lý Con Gái Tuổi 30 Chưa Chồng : Không Cao Hơn Ít Nhất Cũng Phải Ngang Bằng

Nhiều người lo lắng, thương tôi chưa lập gia đình, trong khi họ tất bật lo cơm áo gạo tiền cho chồng con.

Bạn đang xem: Tâm lý con gái tuổi 30 chưa chồng

Tôi đọc bài "Ba cái khó của phụ nữ 30 tuổi chưa chồng" mà bật cười. Vì tôi mắc phải hết những cái khó mà tác giả phàn nàn. Tuổi 30 này, có sự nghiệp và thu nhập cao và không áp lực chuyện yêu đương cưới xin. Đó có phải vấn đề không? Có, vấn đề rất lớn, không phải từ tôi, mà từ mọi người- giống như tác giả.

Đồng ý là có quan tâm mới hỏi han chuyện cưới xin chồng con, hay như mọi người hay nói: "Do anh chị thương em nên mới nói", tôi chỉ cười, và trả lời: "Em hiểu mà, em cũng muốn cưới chồng lắm lắm, mà duyên chưa tới, mọi người có cách nào chỉ em không?". Y như rằng mọi người sẽ nói sang việc khác. Chứ ra sức bảo vệ cuộc sống độc thân vui vẻ của mình, là y như rằng một đống phân tích như kiểu bài trên sẽ được đưa ra.

Tôi ủng hộ việc lập gia đình từ độ tuổi ở độ tuổi 27 trở lên, còn lên tới bao nhiêu là do duyên phận mỗi người. Thật ra độc thân tuổi 30 không tệ như nhiều người nhìn vào đâu, đặc biệt với những người đã dành nhiều năm tuổi trẻ để gây dựng sự nghiệp và tài chính.

Cụ thể có 4 điều rất vui:

1. Hạn chế được các đối tượng không phù hợp

Mây tầng nào gặp mây tầng đó, vì các bạn nam không tự tin khi thấy thu nhập và tài sản của bạn nên còn lại đối tượng tự tin, nếu hai người kết hợp thì có sự chín chắn về nhận thức và nền tảng tài chính vững chắc, con cái sinh ra không lo gì tới tiền bạc.

Đúng là nhiều bạn nam có điều kiện tài chính tốt sẽ thích các bạn nữ trẻ tuổi, ngây thơ, không sai, nhưng chắc chắn không phải tất cả. Các anh ly dị vợ cũng không phải ai cũng xấu, cuộc sống mà, đôi khi sau một lần đổ vỡ họ sẽ trân trọng hạnh phúc hơn.

Tôi hay đùa anh người yêu mình, là anh đúng là người tự tin, bản lĩnh và không gia trưởng, thế mới thích được em. Nhưng quen em cũng vui quá chừng, vì em không cần quà cáp hàng hiệu, nhà xe có cả lại ở mức trên tốt, nên anh không lo em quen anh vì vật chất, chỉ cần có tình yêu, đồng điệu với nhau, và cùng quan điểm nuôi dạy con cái sau này thôi. Anh cũng không cần tối ngày bên em, dành thời gian cho sự nghiệp, vì em hiểu nếu cứ ba ngày lại giận dỗi sao mà tập trung công việc được, em ổn khi anh bận, và vui khi anh dành thời gian cho cùng. Nhưng nếu chúng ta không phù hợp, em sẽ dừng chứ không bi luỵ đâu đấy.

2. Độ tuổi ngoài 30 có sự chín về sự nghiệp

Thay vì lao đi tìm cơ hội chỗ đứng thì bắt đầu có thời gian nhiều hơn cho gia đình con cái, vì không áp lực học hỏi kinh nghiệm hay tài chính quá nữa. Tận hưởng thực sự thời gian cho chồng con với những trải nghiệm đủ chín chắn, cũng là một điều bớt vất vả so với các bạn lập gia đình quá sớm. Chưa kể, nếu hôn nhân có vấn đề gì, các bạn cũng tự tin nuôi dạy con cái và không bị lệ thuộc tài chính nhiều.

3. Việc xấu đẹp không có mẫu chung cho mọi người

Có người 30 tuổi còn đẹp hơn người 20 tuổi, chỉ là không đẹp bằng chính họ tại thời điểm 20, 25 thôi. Con người, ai tránh được thời gian? 25 rồi cũng có ngày 30 rồi 35...

Nhưng cùng một độ tuổi thì các bạn chưa kết hôn hay trẻ hơn, chắc do chưa sinh con, có nhiều thời gian chăm chút bản thân. Công nghệ làm đẹp giờ phát triển lắm.

4. Nếu kết hôn bạn tìm niềm vui trong hôn nhân gia đình, người chưa kết hôn cô đơn hơn, nên tìm niềm vui trong bạn bè, học hành.

Tôi có nhóm bạn chơi golf, nhóm bạn trong lớp nấu ăn, nhóm bạn chơi violon (tôi chơi violon rất siêu nhé). Nhiều khi tôi thấy có lỗi khi mọi người cứ ngồi lo lắng thương tôi chưa lập gia đình, trong khi sự thật so với họ tất bật cơm áo gạo tiền chồng con, vợ con, còn tôi đỡ cực hơn nhiều.

Tóm lại, tôi không phán xét ai lập gia đình sớm, tôi nghĩ mọi người cũng không nên quá lo lắng hay phán xét người lập gia đình muộn. Cuộc đời mà, mỗi người một số phận, mình hạnh phúc vui vẻ thì cứ hưởng, họ có cuộc đời của họ. Khó dễ gì cũng là họ lựa chọn, ai biết đấy là sướng hay khổ?

Tình yêu hay hôn nhân, hãy cứ là câu chuyện của duyên phận, không có sớm muộn, sẵn sàng và muốn thì tiến tới, không nên vì tuổi tác mà nhắm mắt, càng không nên để người khác lái chuyến xe đời mình theo quan điểm của họ.

Vấn đề không phải độc thân hay kết hôn mới hạnh phúc. Vấn đề là bạn có đủ năng lực kiến thức và năng lực tài chính để hạnh phúc hay không thôi. Có nền tảng tài chính tốt, năng lực tốt, tâm hồn đẹp, bạn có thể tự tìm những niềm vui cho mình dù trong hoàn cảnh nào.

Khi nào tìm được người khiến mình hạnh phúc thì kết hôn, còn chưa thì cứ vui với từng ngày của mình. Sống 70 tuổi, dành một nửa đời cho hôn nhân còn một nửa cho riêng mình, cũng đâu quá tệ nhỉ?

(Dân trí) - "Một người đàn ông nên chọn làm chồng nhất định phải là người đàn ông "trong đầu có kiến thức trong lòng có trách nhiệm", chị Quách Tuyết (30 tuổi) chia sẻ.


Khi phụ nữ 30 tuổi chia sẻ tiêu chí chọn bạn đời

Phụ nữ bước sang tuổi 30 có nhiều thay đổi trong lý tưởng yêu và kết hôn. Với chị Quách Tuyết, tiêu chí để chọn một người chồng ở tuổi 30 đã khác xa với những tiêu chí đặt ra khi chị còn ở độ tuổi 20.

Xem thêm: Tình Cảm Của Bác Hồ Đối Với Thiếu Nhi Luôn Dạt Dào To Lớn, Tình Cảm Của Bác Hồ Đối Với Thiếu Niên Và Nhi

"Hai mươi mấy tuổi, những lý tưởng về tình yêu trong mình còn non nớt lắm. Không chỉ riêng mình mà có lẽ người phụ nữ nào ở độ tuổi ấy cũng vậy. Người ta nói đùa là "những tấm chiếu chưa từng trải" đó. Mình từng nghĩ, để đi đến kết hôn chỉ cần cả hai yêu nhau là đủ, anh ấy có ngoại hình một chút, ăn nói có duyên, hài hước là được. Nhưng giờ tiêu chuẩn chọn chồng của mình khác nhiều rồi.

Còn nếu như không thể kiếm cho mình một người đàn ông đủ bản lĩnh để dựa vào thì tốt hơn hết chị em đừng vội kết hôn, sẽ chỉ đem về thêm gánh nặng và mệt mỏi mà thôi", chị Quách Tuyết bày tỏ.

Khi nhắc tới vấn đề tiềm lực kinh tế của một người đàn ông, chị Quách Tuyết cho rằng, đó không phải là tiêu chí hàng đầu mà chị em nên đưa ra khi lựa chọn bạn đời. Kinh tế không phải là tất cả nhưng lại là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong đời sống hôn nhân.

Quách Tuyết cho hay: "Có một thực tế rất rõ ràng là người có tiềm lực kinh tế lớn hơn trong gia đình sẽ là người sức ảnh hưởng lớn hơn và tất nhiên, cánh mày râu không ai muốn bản thân mình thua thiệt vợ về mặt tài chính. Vậy nên nếu như được chọn, mình cũng sẽ chọn người đàn ông ít nhất có nguồn thu nhập tài chính ngang bằng với mình.

Tài chính không chỉ đơn thuần là mức thu nhập mà còn cho thấy sự đồng đều trong tư duy và thói quen, lối sống của cả hai. Ngay cả khi người đàn ông có mức thu nhập quá cao so với bạn cũng sẽ khiến bạn cảm thấy khập khiễng".

"Mình vẫn luôn ám ảnh một câu nói rằng: "Con bạn sinh ra không có quyền lựa chọn bố mẹ, nhưng bạn có thể lựa chọn người làm cha của con mình". Vậy nên mình vẫn mong muốn tìm cho con mình một người bố thật tốt chứ không chỉ tìm cho mình một người chồng.

Mình là một người phụ nữ hiện đại, có đủ tiềm lực kinh tế vững vàng, ngay cả khi làm mẹ đơn thân mình vẫn có đủ khả năng vậy thì lý do gì khiến mình phải lựa chọn một người đàn ông thấp kém hơn mình để làm chồng? Không chỉ riêng về vấn đề kinh tế mà ngay cả học vấn, tư duy và đối nhân xử thế cũng là điều mà phụ nữ mình quan tâm", chị Huyền Nga thẳng thắn nói.

Với chị Huyền Nga, đó là một tư tưởng thực tế. Phụ nữ dù ở độ tuổi nào cũng có quyền lựa chọn và ngay cả đàn ông cũng có quyền lựa chọn cho mình một người bạn đời phù hợp. Vậy nên việc cho rằng, tư tưởng chọn chồng có tiềm lực kinh tế, tư duy ngang bằng của người phụ nữ là sự ích kỷ và khiến cánh mày râu thêm gánh nặng là không đúng.

Chuyên gia Xã hội học nói gì?

"Tôi cho rằng, việc lựa chọn ai làm bạn đời với mình là một lựa chọn mang tính cá nhân và tôi không phán xét về điều đó", chuyên gia bày tỏ.

Th.s Phạm Thị Minh Tâm cho biết thêm, mỗi một cá nhân sẽ có những tiêu chí chọn bạn đời cho riêng mình để phù hợp với chính họ. Người đề cao về tình cảm, người đề cao vật chất, có người lại đề cao về ngoại hình... Thậm chí ở mỗi người, qua mỗi giai đoạn cũng sẽ đề cao những giá trị khác nhau.

"Các bạn hỏi tôi như thế nào là người đàn ông tốt. Điều này phụ thuộc vào mỗi người xem người ta quan niệm "đàn ông tốt" là như thế nào. Có người quan niệm rằng "đàn ông tốt" là người biết quan tâm, chăm sóc vợ con; người lại có quan niệm "đàn ông tốt" là người lo được cho vợ con một cuộc sống đầy đủ, sung sướng. Chính vì thế, "đàn ông tốt" là người phù hợp với mình, với nhu cầu của mình.

Và như chuyên gia đã nói, mỗi người sẽ có một quan điểm chọn bạn đời riêng, nên sẽ không có chuyện vì một người phụ nữ đề cao tiêu chí lựa chọn bạn đời mà làm mất đi cơ hội kết hôn của nam giới.

Với câu hỏi: "Liệu việc phụ nữ hiện đại ngày càng đề cao tiêu chí chọn chồng như vậy có gây thêm áp lực lên phái mạnh hay không, khi vốn họ đã bị xã hội đưa lên vai rất nhiều áp lực làm việc lớn?", chuyên gia Phạm Thị Minh Tâm một lần nữa khẳng định:

"Trong cuộc sống hiện tại chắc hẳn chúng ta ai cũng có áp lực, mỗi giới sẽ có một áp lực riêng. Nền văn hóa bao lâu nay của chúng ta luôn đặt gánh nặng lên vai người đàn ông phải làm "trụ cột", làm những việc "lớn", biết gánh vác kinh tế; trong khi đó người phụ nữ cũng phải "tam tòng tứ đức", "công, dung, ngôn, hạnh", nội trợ việc nhà, nuôi dạy con cái. Đó là những định kiến mà những người làm nghề "xã hội" như chúng tôi đang cố gắng thay đổi sao cho có được một xã hội công bằng, văn minh nhất".

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *