Tâm Lý Run Sợ Và Rối Loạn Hoảng Sợ, Cơn Hoảng Sợ Và Rối Loạn Hoảng Sợ

Run tay khi hồi hộp là một tình trạng rất khó chịu, mặc dù không gây nguy hiểm nhưng lại khiến cho người bệnh gặp hạn chế trong các sinh hoạt hằng ngày cũng như giao tiếp trong cộng đồng. Nguyên nhân run tay khi hồi hộp được lý giải bởi nhiều cơ chế khác nhau hay đôi khi vẫn chưa rõ ràng.

Bạn đang xem: Tâm lý run sợ


Chứng run là một dạng rối loạn vận động khá thường gặp. Các bó cơ vân cử động liên tục theo một biên độ và tần số nhất định, nằm ngoài khả năng kiểm soát của não bộ. Chứng run được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau, trong đó, một số có liên quan với những tổn thương trong não bộ hay đường dẫn truyền các tín hiệu thần kinh trong khi số còn lại hoàn toàn không có bằng chứng tổn thương thực thể nào. Run tay khi hồi hộp là một chứng run thuộc nhóm thứ hai.

Run tay khi hồi hộp thường xảy ra tại tay hoặc các bộ phận khác trên cơ thể như chân, đầu, giọng nói khi người bệnh cảm giác lo lắng, căng thẳng. Ngược lại, khi thư giãn, thoải mái, triệu chứng run hoàn toàn không xảy ra. Do đó, run tay khi hồi hộp từ lâu đã được xem là triệu chứng khách quan phổ biến nhất mà một người có thể gặp phải như một phần của chứng rối loạn lo âu xã hội.


*

Run tay khi hồi hộp là triệu chứng phổ biến khi người bệnh cảm thấy lo âu

2. Nguyên nhân run tay khi hồi hộp là gì?


Khi một người run rẩy vì lo lắng, đó là kết quả của những căng thẳng thần kinh một cách quá mức. Não bộ sẽ tăng phản ứng bằng cách tiết ra các nội tiết tố thần kinh đóng vai trò như chất hoạt hoá hệ thần kinh thực vật. Phản ứng sinh lý này nhằm “đánh thức” mọi giác quan, mọi bộ phận nhằm sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa từ môi trường, làm tăng sự tỉnh táo và chuẩn bị gắng sức để chống đỡ.

Loại nội tiết tố do cơ thể giải phóng ra là hormone epinephrine (còn được gọi là adrenaline). Epinephrine tăng cao trong máu sẽ đến cơ xương và cho tín hiệu tăng vận động. Đồng thời, người bệnh cũng có thể bị tăng nhịp tim, huyết áp và lượng đường trong máu. Một hormone thứ hai, norepinephrine, cũng được tăng sản xuất và liên quan đến nhiều thay đổi trong cơ thể.

Hệ quả là chính các tín hiệu thần kinh thực vật quá mức ngoài khả năng kiểm soát của ý thức tác động trên đầu tận thần kinh, gây co thắt cơ liên tục. Người bệnh nếu càng cố kiểm soát chứng run tay khi hồi hộp thì sẽ càng gây ra căng thẳng và phản ứng run nhiều hơn.

Tuy nhiên, chứng run tay khi hồi hộp cũng có thể là kết quả của các bệnh lý thực thể tại não như tổn thương tiểu não, bệnh Parkinson hoặc là tác dụng phụ của một số loại thuốc. Do đó, mọi bệnh nhân đi khám vì chứng run tay hay run tại các bộ phận khác cần được xác định nguyên nhân và có hướng điều trị tốt nhất.


*

Các tình huống phổ biến đòi hỏi sự tập trung, trình bày trước đám đông, dễ gây căng thẳng thì sẽ khiến tay hoặc cả cơ thể trở nên run rẩy, như khi:

Rót đồ uống
Nâng ly lên miệng
Viết trước mặt người khác
Giữ giấy tờ trong khi thuyết trình
Nói hay biểu diễn trước nhiều người

Sự cố gắng kiểm soát hay che đậy, chiến đấu chống lại sự lo lắng bên trong cơ thể lại sẽ càng khiến biểu hiện run hiện ra rõ ràng hơn. Ngược lại, khi chấm dứt hành động, thoát ra khỏi hoàn cảnh này, các triệu chứng sẽ biến mất. Đây còn là yếu tố giúp xác chẩn chứng run có liên quan tâm lý và góp phần loại trừ khả năng của các cơ quan khác.


4. Cách điều trị run tay khi hồi hộp như thế nào?


Những người thường xuyên gặp phải tình trạng run rẩy vì lo lắng có thể được điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý. Trong điều trị nội khoa, các thuốc chẹn beta đôi khi được sử dụng để đối phó với các tình huống gây lo lắng không xảy ra thường xuyên, chẳng hạn như khi cần phát biểu hoặc biểu diễn trước mặt nhiều người. Những loại thuốc này điều trị các triệu chứng lo âu bằng cách ngăn chặn tác dụng của adrenalin. Tuy nhiên, chúng vẫn không giải quyết trọn vẹn các vấn đề tâm lý tiềm ẩn.


*

Các liệu pháp tâm lý bằng cách nói chuyện, nhận thức hành vi hoặc phân tích chấp nhận có thể hữu ích trong việc thay đổi mô hình suy nghĩ, góp phần thuyên giảm các triệu chứng lo âu do môi trường xã hội gây ra. Để điều trị với cách thức này, việc thoải mái trao đổi với một chuyên gia sức khỏe tâm thần là nền tảng quan trọng. Mặt khác, chính bản thân người bệnh cũng có thể tự điều chỉnh được nếu có khả năng tự nhận thức bản thân, kiểm soát bằng lý trí.

Bên cạnh đó, một số gợi ý để hạn chế chứng run tay khi hồi hộp là tập làm quen với nó. Sự tiếp xúc thân thiện lâu ngày sẽ khiến cho cơ thể bớt căng thẳng và cảm giác “vô hại” hơn, như ngồi thiền, hít thở sâu, tập suy nghĩ lạc quan, thường xuyên diễn thuyết trước đám đông...

Ngoài ra, cần tránh các yếu tố có thể làm cho tình trạng run tay khi hồi hộp trở nên tồi tệ hơn như thiếu ngủ, dùng caffeine hay các chất kích thích... Tóm lại, mọi người đều có thể mắc chứng run tay khi hồi hộp do các chất nội tiết căng thẳng thần kinh tác dụng trên các bó cơ đầu chi. Quan trọng là sớm nhận ra và tích cực tìm kiếm cách khắc phục vì đây là một dạng rối loạn tâm lý khá thường gặp, vô hại nhưng sẽ cải thiện nhanh mà không cần dùng thuốc lâu dài.

Nhiều người đang đối mặt với chứng run tay khi hồi hộp. Vậy cách trị run tay hay cách chữa run tay khi hồi hộp như thế nào? Người bệnh nên điều trị run tay tại nhà ra sao?

*

Bài viết được tư chuyên môn vấn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Run tay khi hồi hộp thường xuất hiện ở người trẻ tuổi, thanh niên, mẹ sau sinh hoặc phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh. Tình trạng này có thể không nguy hiểm tính mạng, nhưng nếu không tìm cách điều trị run tay sớm, triệu chứng bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng sức khỏe và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Xem thêm: 5 Cách Để Cải Thiện Tâm Trạng Nên Làm Gì, 12 Cách Hiệu Quả Để Vượt Qua Khủng Hoảng Tâm Lý


Mục lục

Tìm hiểu cách trị run tay khi hồi hộp

Nguyên nhân run tay khi hồi hộp

Hồi hộp là một dạng phản ứng tự nhiên. Lúc này, cơ thể của chúng ta sẽ tiết ra nhiều adrenaline – một loại hormone giúp kiểm soát năng lượng. Lượng adrenaline đột ngột gia tăng có thể khiến nhịp tim tăng nhanh hơn, hơi thở trở nên gấp gáp, cơ bắp căng ra, làm tăng lưu lượng máu lên não và gây run tay.

Sự căng thẳng, hồi hộp cũng có thể khiến chứng run hiện có trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu người bệnh không được tư vấn cách trị run tay khi căng thẳng, hồi hộp thì tình trạng này sẽ diễn ra thường xuyên và trong thời gian dài. Lúc đó, não bộ sẽ ghi nhớ, tạo thành phản xạ có điều kiện và rất khó để thay đổi. (1)

Chứng run tay, tê yếu tay cũng có thể xay ra do bệnh thần kinh cơ. Người bệnh cần đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị hiệu quả.

*
Sự hồi hộp, căng thẳng có thể khiến chứng run hiện có diễn ra nặng hơn

Tìm hiểu cách trị run tay khi hồi hộp

Trị run tay khi hồi hộp có thể chưa cần thực hiện nếu triệu chứng diễn ra nhẹ. Ngược lại, nếu triệu chứng run tay diễn ra nghiêm trọng, kéo dài, xuất hiện thường xuyên, ảnh hưởng đến công việc và các hoạt động hàng ngày thì bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm giải pháp trị bệnh run tay kịp thời, hiệu quả. Dưới đây là một số cách trị run tay có thể được áp dụng: (2)

1. Thuốc

Tất cả các loại thuốc dùng để điều trị bệnh trong đó có chứng run tay khi hồi hợp cần được tư vấn, chỉ định bởi bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý sử dụng.

Thuốc chống co giật: Primidone (Mysoline) có thể mang đến hiệu quả cho những người bệnh không đáp ứng với thuốc chẹn beta. Một vài loại thuốc khác có thể được kê đơn bao gồm topiramate (Qudexy XR, Topamax…) và gabapentin (Horizant, Gralise…). Các tác dụng phụ có thể xuất hiện bao gồm buồn nôn, buồn ngủ, thường biến mất trong khoảng thời gian ngắn.Thuốc an thần: Dùng thuốc an thần cũng là cách trị run tay có thể áp dụng. Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc benzodiazepin như clonazepam (Klonopin) để điều trị run tay do hồi hộp, lo lắng. Người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như mệt mỏi. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc an thần theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng.
*
Dùng thuốc là cách trị run tay có thể được bác sĩ chỉ định

2. Trị liệu

Bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh áp dụng liệu pháp nghề nghiệp hoặc vật lý. Nhà trị liệu vật lý có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện những bài tập để cải thiện sức mạnh, khả năng phối hợp và kiểm soát cơ bắp. Những nhà trị liệu nghề nghiệp có thể đề xuất cho người bệnh dùng các thiết bị thích ứng để làm giảm tác động của tình trạng run đến hoạt động hàng ngày, ví dụ như tạ cổ tay… (4)

3. Kích thích thần kinh

Sử dụng thiết bị kích thích thần kinh ngoại vi điện tử (Cala Trio) là cách chữa run tay khi hồi hộp, căng thẳng vừa được ứng dụng gần đây. Người bệnh có thể đeo thiết bị này dưới dạng dây đeo cổ tay. Cala Trio hoạt động bằng cách kích thích các dây thần kinh và cơ ngoại vi nhằm mục đích tạo ra phản ứng cơ giúp làm giảm tình trạng run.

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật cũng là cách trị run tay có thể được bác sĩ chỉ định. Phương pháp này có thể phù hợp với người bị run tay nghiêm trọng, không đáp ứng với cách chữa trị bằng thuốc, cụ thể bao gồm:

Kích thích não sâu:Liên quan đến việc đặt một đầu dò điện mỏng, dài vào phần não gây ra chấn động (đồi thị). Một sợi dây từ đầu dò chạy dưới da đến thiết bị giống như máy tạo nhịp tim (máy kích thích thần kinh) được bác sĩ cấy vào ngực người bệnh. Thiết bị này sẽ truyền những xung điện không khiến người bệnh cảm thấy đau để làm gián đoạn các tín hiệu từ đồi thị có thể gây ra chấn động.Phẫu thuật đồi thị siêu âm tập trung:Phương pháp phẫu thuật này là cách trị bệnh run tay không xâm lấn, liên quan đến việc dùng sóng âm thanh tập trung truyền qua da và hộp sọ. Sóng tạo ra nhiệt nhằm mục đích phá hủy mô não tại một khu vực cụ thể của đồi thị để ngăn chặn cơn run. Bác sĩ dùng hình ảnh cộng hưởng từ nhắm mục tiêu đúng vào khu vực của não để đảm bảo rằng sóng âm thanh đang tạo ra lượng nhiệt chính xác, cần thiết.Phẫu thuật đồi thị siêu âm tập trung được thực hiện tại một bên của não. Phương pháp phẫu thuật này có tác dụng đến bên còn lại của cơ thể.Cách trị run tay kể trên tạo ra vết loét có thể làm một số chức năng não thay đổi vĩnh viễn. Một vài người bị thay đổi cảm giác, khó cử động, đi lại. Các biến chứng này có thể tự khỏi hoặc đủ nhẹ để không tác động đến chất lượng cuộc sống.

Cách giảm run tay hiệu quả tại nhà

Bên cạnh các cách trị run tay được đề cập ở trên, bạn có thể áp dụng thêm một số phương pháp làm giảm triệu chứng của căn bệnh này tại nhà, cụ thể như sau:

Học cách điều tiết cảm xúc: Người bệnh hãy áp dụng phương pháp hít sâu 4 giây, sau đó thở chậm 4 giây rồi lặp lại trong khoảng vài phút để cảm thấy bình tĩnh hơn. Đây là cách kiểm soát cảm giác hồi hộp từ đó giúp giảm hoặc hỗ trợ điều trị run tay khi hồi hộp, căng thẳng hiệu quả.Vận động hàng ngày: Luyện tập yoga, thiền, đi bộ tối thiểu 30 phút/ngày và duy trì đều đặn khoảng 5 buổi/tuần có thể giúp bạn ổn định cảm xúc, thư giãn, tăng cường sức khỏe.Ăn thực phẩm tốt cho hệ thần kinh: Người bệnh run tay nên bổ sung những loại thực phẩm giàu omega-3, vitamin B… như cá hồi, cá mòi, yến mạch, gạo lứt, hạt chia, hạt óc chó… Các dưỡng chất từ những thực phẩm này hữu ích cho não bộ.Tránh dùng caffeine: Caffeine và một số chất kích thích khác có thể khiến tình trạng run gia tăng. Người bị run tay cũng không nên dùng rượu. Một số người có thể cải thiện triệu chứng run đôi chút khi uống rượu. Thế nhưng, sử dụng rượu không phải là cách điều trị run tay hữu ích. Khi tác dụng của rượu biến mất, tình trạng run tay có thể diễn ra nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, lạm dụng rượu để làm giảm run có thể dẫn đến chứng rối loạn sử dụng rượu.
*
Ăn thực phẩm tốt cho hệ thần kinh như cá hồi có thể hỗ trợ cách giảm run tay tại nhà

Địa chỉ thăm khám, chữa trị run tay

Bạn không nên chủ quan khi gặp chứng run tay khi hồi hộp hay do bất kỳ nguyên nhân nào khác. Đặc biệt là khi triệu chứng run tay gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa thần kinh và các chuyên khoa liên quan để thăm khám, chữa trị sớm. Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, trang thiết bị, công nghệ, máy móc tân tiến, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sẽ mang đến cho người bệnh trải nghiệm khám và điều trị bệnh hiệu quả, an toàn. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chọn cách trị run tay phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *