Tại Sao Tâm Lý Là Chức Năng Của Bộ Não Và Tâm Lý Con Người, Mối Quan Hệ Giữa Não Và Tâm Lý Con Người

Não được chia ra bởi một khe dọc thành 2 bán cầu, mỗi bán cầu gồm 6 thùy riêng biệt:

Các thùy trán, thái dương, đỉnh và chẩm bao phủ bề mặt não (xem hình Các thùy não); thùy đảo ẩn dưới khe Sylvian. Thùy viền (hệ viền) là một khu vực hình chữ C ở sát bờ phía trong của mỗi bán cầu đại não; nó bao gồm một số phần của các thùy lân cận.

Mặc dù các chức năng cụ thể được quy định cho mỗi thùy, nhưng hầu hết các hoạt động đều đòi hỏi sự phối hợp của nhiều vùng trong cả hai bán cầu. Ví dụ, mặc dù thùy chẩm là cần thiết để xử lý hình ảnh thị giác, nhưng các phần của thùy đỉnh, thùy thái dương và thùy trán ở cả hai bên cũng xử lý các kích thích thị giác phức tạp.

Bạn đang xem: Tại sao tâm lý là chức năng của bộ não


*

Chức năng của các thùy não được định khu rộng ở một bên bán cầu đại não. Các hoạt động thị giác, xúc giác và vận động ở phía bên trái của cơ thể chủ yếu là do bán cầu phải chi phối và ngược lại. Một số chức năng phức tạp nhất định liên quan đến cả hai bán cầu não, nhưng chủ yếu vẫn là do một bán cầu (bán cầu não) chi phối. Ví dụ, bán cầu trái thường chiếm ưu thế về ngôn ngữ, và bàn cầu phải chiếm ưu thế đối với sự định hướng không gian.

Vỏ não (xem hình Các vùng não) chứa

Vùng cảm giác sơ cấp

Vùng vận động sơ cấp

Nhiều vùng khác có liên quan, bao gồm các vùng liên hợp đơn thức và đa thức


*

Các vùng cảm giác sơ cấp nhận được các kích thích cảm giác bản thể, thính giác, thị giác và vị giác từ đồi thị, cũng là nơi nhận các kích thích từ các cơ quan cảm giác chuyên biệt và các thụ thể cảm giác ngoại biên. Các con đường khứu giác bỏ qua đồi thị và đi trực tiếp vào các vùng chuyên biệt của vỏ não. Kích thích cảm giác được xử lý tiếp trong các vùng liên hợp có liên quan đến một hoặc nhiều giác quan.

Các vỏ não vùng vận động sơ cấp tạo ra các cử động cơ thể có ý thức; các vùng liên hợp vận động giúp lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động phức tạp.

Mỗi vùng liên hợp đơn thức nằm cạnh vùng cảm giác sơ cấp tương ứng và xử lý thông tin từ khu vực đó ở mức cao hơn so với vùng cảm giác sơ cấp.

Các vùng liên hợp đa thức không bị giới hạn bởi bất kỳ chức năng vận động hoặc cảm giác đơn thuần nào mà nhận được thông tin tập hợp từ nhiều vùng cảm giác và vận động của não. Các vùng liên hợp đa thức ở thùy trán, thùy thái dương, và thùy đỉnh phiên giải dữ liệu cảm giác, phản hồi vận động và các thông tin khác với những trí nhớ bản năng và thu được. Sự phiên giải này tạo thuận cho học tập và tư duy, cách diễn đạt và hành vi.

Thùy trán


Các thùy trán nằm ở trước rãnh trung tâm. Chúng rất cần thiết cho việc lên kế hoạch, thực hiện việc học và hành vi có mục đích; chúng cũng là nơi có nhiều chức năng ức chế. Có một số vùng chức năng riêng biệt ở thùy trán:

Vỏ não trán trong (đôi khi được gọi là khu vực trước trán trong) rất quan trọng đối với ý thức và vận động. Nếu tổn thương ở vùng này rộng và kéo dài đến phần trước nhất của vỏ não (cực trán), bệnh nhân đôi khi trở nên mất ý thức (thờ ơ, mất chú ý và đáp ứng chậm).

Vỏ não trán lưng bên (đôi khi được gọi là vùng trước trán lưng bên) điều khiển các thông tin mới thu được - hay còn được gọi là trí nhớ ngắn hạn. Tổn thương vùng này có thể làm giảm khả năng lưu giữ thông tin và xử lý nó trong thời gian hiện tại (ví dụ như đánh vần ngược lại các từ hoặc thay đổi giữa chữ và số theo tuần tự).


Các vùng của vỏ não điều khiển các chức năng vận động và cảm giác cụ thể ở phía đối diện của cơ thể. Lượng không gian vỏ não kiểm soát một bộ phận cơ thể là khác nhau; ví dụ, vùng vỏ não điều khiển bàn tay lớn hơn vùng điều khiển vai. Bản đồ của các vùng này được gọi là homunculus ("người thu nhỏ").


*

Một số vùng ở thùy đỉnh có các chức năng cụ thể.

Các vùng từ hồi sau bên đến hồi sau trung tâm tạo ra các mối liên hệ thị giác-không gian và tích hợp những thông tin này với các cảm giác khác để tạo ra nhận thức về quỹ đạo của các vật chuyển động. Những vùng này cũng đóng vai trò trung gian cho cảm giác bản thể (nhận thức về vị trí của các bộ phận cơ thể trong không gian).

Các phần của thùy đỉnh giữa của bán cầu ưu thế có liên quan đến các khả năng như tính toán, viết, định hướng trái phải và nhận biết ngón tay. Tổn thương ở hồi góc có thể gây ra những thiếu sót trong việc viết, tính toán, định hướng phải trái và gọi tên ngón tay (hội chứng Gerstmann).

Thùy đỉnh của bán cầu không ưu thế tích hợp phía đối diện của cơ thể với môi trường, cho phép mọi người nhận thức được không gian môi trường này và rất quan trọng đối với các khả năng như vẽ. Tổn thương cấp tính ở thùy đỉnh của bán cầu không ưu thế có thể gây mất chú ý nửa người phía bên đối diện (thường là bên trái), dẫn đến giảm nhận thức về phần cơ thể đó, môi trường của nó và bất kỳ tổn thương nào liên quan đến phía nửa người đó (mất nhận thức bệnh tật). Ví dụ, bệnh nhân tổn thương lớn ở thùy đỉnh phải có thể phủ nhận sự tồn tại của liệt nửa người trái. Bệnh nhân bị các tổn thương nhỏ hơn có thể mất khả năng học các kỹ năng vận động (ví dụ: mặc quần áo, các hoạt động khác mà cần phải học mới làm được) - một thiếu sót về vận động-không gian có tên là thất dụng.


Các thùy thái dương rất quan trọng trong việc nhận cảm âm thanh, ngôn ngữ, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ tường thuật (thực tế) và cảm xúc. Bệnh nhân bị tổn thương thùy thái dương phải thường mất khả năng hiểu được các kích thích âm thanh không phải lời nói (ví dụ: âm nhạc). Tổn thương thùy thái dương trái làm suy giảm nặng sự nhận biết, trí nhớ và sự hình thành ngôn ngữ.


Thùy chẩm có chứa

Vỏ não thị giác sơ cấp

Các liên hợp thị giác

Tổn thương ở vỏ não thị giác sơ cấp dẫn tới một dạng mù vỏ não; được gọi là hội chứng Anton, bệnh nhân không thể nhận ra vật thể bằng cách nhìn và không nhận thức được sự thiếu hụt này của bản thân, thường mô tả bịa đặt về những gì họ nhìn thấy.

Động kinh liên quan đến thùy chẩm có thể gây ảo giác, thường bao gồm các đường hoặc mạng lưới màu chồng lên nhau ở thị trường đối bên.


Thùy đảo tích hợp các thông tin cảm giác và tự chủ từ các tạng. Nó đóng vai trò trong các chức năng ngôn ngữ nhất định, được chứng minh bằng triệu chứng thất ngôn ở những bệnh nhân có tổn thương thùy đảo. Thùy đảo xử lý cảm giác đau, nhiệt và có thể cả vị giác.


Thùy viền (hệ viền) bao gồm các cấu trúc nhận thông tin đầu vào từ các vùng khác nhau của não và tham gia vào những hành vi liên hợp, phức tạp (ví dụ như trí nhớ, học tập, cảm xúc). Tổn thương ảnh hưởng đến hệ viền thường gây ra nhiều dạng thiếu sót.

Bệnh nhân có các ổ sinh động kinh ở các phần hệ viền - phần cảm xúc phía trong của thùy thái dương thường có cơn động kinh cục bộ phức tạp, đặc trưng bởi cảm giác không kiểm soát được và rối loạn thần kinh tự chủ, nhận thức hoặc cảm xúc. Đôi khi, những bệnh nhân như vậy có những thay đổi về tính cách, đặc trưng bởi không biết đùa, tôn thờ triết học và ám ảnh. Bệnh nhân có thể có ảo giác khứu giác và viết vô độ tâm thần (thôi thúc viết không thể dừng).


Rối loạn chức năng não có thể là cục bộ hoặc toàn bộ. Các quá trình cục bộ và toàn bộ có thể biểu hiện như các thiếu sót hoặc trở thành ổ hoạt động động kinh. Những quá trình này cũng có thể ảnh hưởng đến các hệ thống dưới vỏ, làm thay đổi ý thức (ví dụ: gây sững sờ hoặc hôn mê) hoặc tích hợp suy nghĩ (ví dụ: gây sảng).

Rối loạn chức năng cục bộ thường do

Các biểu hiện phụ thuộc vào vị trí, kích thước và tốc độ phát triển của tổn thương. Tổn thương có đường kính 2 cm hoặc tiến triển rất chậm có thể không có triệu chứng. Các tổn thương lớn hơn, các tổn thương tiến triển nhanh (qua nhiều tuần hoặc hàng tháng thay vì hàng năm) và các tổn thương ảnh hưởng đến cả hai bán cầu nhiều khả năng là có triệu chứng. Các tổn thương khu trú trong chất trắng có thể làm tổn thương kết nối giữa các vùng của não và gây ra hội chứng mất kết nối (không có khả năng thực hiện một nhiệm vụ đòi hỏi phải phối hợp hoạt động của ≥ 2 vùng não, mặc dù giữ được các chức năng cơ bản của mỗi vùng).

Rối loạn chức năng toàn bộ là do

Rối loạn do chuyển hóa nhiễm độc, bao gồm giảm oxy máu và thiếu máu não cục bộ (thường gặp)

Viêm lan tỏa

Bệnh mạch máu

Chấn thương lớn

Ung thư di căn

Rối loạn thoái hóa

Rối loạn chức năng toàn bộ cũng có thể xảy ra do những bệnh lý trong một khu vực cụ thể của não bộ (ví dụ áp xe, khối u, chấn thương), nếu chúng làm tăng áp lực nội sọ hoặc gây thoát vị.

Những bệnh lý này ảnh hưởng nhiều mặt chức năng của não.

Phục hồi


Phục hồi sau chấn thương não phụ thuộc một phần vào các đặc điểm sau của não:

Tính mềm dẻo của phần não còn lại

Sự dư thừa

Tính mềm dẻo (khả năng của một vùng não có thể thay đổi chức năng của nó) của não ở mỗi người là khác nhau và bị ảnh hưởng bởi tuổi và tình trạng sức khoẻ chung. Tính mềm dẻo thể hiện rõ nhất ở độ tuổi đang phát triển. Ví dụ: nếu các khu vực ngôn ngữ của bán cầu ưu thế bị tổn thương nghiêm trọng trước 8 tuổi, thì bán cầu đối diện thường có thể đảm bảo chức năng ngôn ngữ gần như bình thường. Mặc dù khả năng phục hồi sau tổn thương não là đáng kể sau thập kỷ đầu tiên của cuộc đời, nhưng tổn thương nghiêm trọng thường dẫn đến thiếu sót vĩnh viễn. Tái tổ chức lại chức năng não sau khi bị tổn thương ở người lớn là ít gặp, mặc dù sự mềm dẻo vẫn có ở một số vùng nhất định của não trong suốt cuộc đời.

Sự dư thừa đề cập đến khả năng nhiều vùng não, thay vì một vùng thực hiện cùng một chức năng.


Các hội chứng đặc hiệu bao gồm

Các bệnh lý tâm thần (ví dụ: các bệnh lý trầm cảm, loạn thần, lo âu) đôi khi có các triệu chứng tương tự nhau. Nói khó, bệnh lý thần kinh vận động, cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như thất ngôn.

Xem thêm: Cảm Nhận Tình Cảm Ông Sáu Dành Cho Bé Thu Ngắn Gọn, Chia Sẻ Cảm Nghĩ Về Nhân Vật Ông Sáu


Đánh giá lâm sàng

Thường kiểm tra thần kinh-tâm lý

Nói chung, chẩn đoán rối loạn chức năng não là một chẩn đoán lâm sàng, thường được hỗ trợ bởi test thần kinh tâm lý. Kiểm tra theo tiêu chuẩn này cung cấp thông tin về tính toàn vẹn trong cấu trúc và chức năng của não. Nó đánh giá trí thông minh, chức năng điều hành (ví dụ: lập kế hoạch, trừu tượng hóa, hình thành khái niệm), sự chú ý, trí nhớ, ngôn ngữ, nhận thức, chức năng giác quan-vận động, động lực, tâm trạng và cảm xúc, chất lượng cuộc sống và tính cách.

Chẩn đoán nguyên nhân thường cần các xét nghiệm (xét nghiệm máu và đôi khi là phân tích dịch não tủy), chẩn đoán hình ảnh thần kinh, có thể là cấu trúc (CT, MRI) hoặc chức năng (chụp cắt lớp phát xạ positron , chụp cắt lớp phát xạ đơn photon).

Những nghiên cứu về bộ não con người ban đầu cho biết mỗi người chỉ sử dụng hơn 10% bộ não của mình. Trên thực tế, toàn bộ hoạt động của bộ não đều đang diễn ra hầu hết thời gian. Đó là cách duy nhất để cơ thể phức tạp vận hành trơn tru và phối hợp.


Bộ não của người trưởng thành có khối lượng vào khoảng 1,4 kg và khoảng 60% hàm lượng chất béo. Tất cả những suy nghĩ, quyết định và xử lý của bộ não con người tiêu hao khoảng 20% ​​tổng năng lượng, oxy và máu trong cơ thể. Như vậy là cần đến quá nhiều năng lượng tiêu tốn cho chỉ khoảng 2% tổng trọng lượng của toàn cơ thể. Việc cung cấp tất cả máu, oxy và chất dinh dưỡng cho bộ não con người đòi hỏi gần 100.000 dặm mạch máu phân bố khắp hộp sọ.

Bộ não đã phát triển rất nhiều trong năm đầu đời, tăng gấp 3 lần kích thước ban đầu. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về bộ não con người trong những năm bước vào tuổi trung niên, bộ não sẽ giảm kích thước theo thời gian.

Một bộ não lớn hơn không có nghĩa là người đó có trí thông minh cao hơn. Nhìn chung, những tìm hiểu về bộ não con người chỉ phát hiện ra kích thước não chịu trách nhiệm cho khoảng 10% sự biến đổi trí thông minh.

Mỗi người đều có não trái và não phải. Đó là bởi vì cấu tạo của bộ não được chia thành 2 bán cầu gần như đối xứng nhưng không giống hệt nhau, được nối với nhau bằng thể vàng (có bản chất là một bó dây thần kinh).

Bộ não cũng có dây thần kinh đi chéo. Bán cầu bên trái kiểm soát các cơ ở bên phải của cơ thể và ngược lại.


*

Toàn bộ hoạt động của bộ não con người đều đang diễn ra hầu hết thời gian

2. Cách thức bộ não hoạt động và giao tiếp


Những nghiên cứu về bộ não con người ban đầu cho biết mỗi người chỉ sử dụng hơn 10% bộ não của mình. Trên thực tế, toàn bộ hoạt động của bộ não đều đang diễn ra hầu hết thời gian. Đó là cách duy nhất để cơ thể phức tạp vận hành trơn tru và phối hợp.

Bộ não con người có thể xử lý rất nhiều thông tin mỗi giây và nhanh hơn máy tính. Khả năng này là nhờ vào các tế bào thần kinh. Có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh này trong não. Chúng có thể giao tiếp với các tế bào thần kinh khác thông qua các tín hiệu hóa học hoặc điện.

Về bản chất, tế bào thần kinh vẫn là những tế bào nhưng chúng có những đặc tính độc đáo khiến chúng khác biệt với các tế bào khác trong cơ thể. Đó là tế bào thần kinh có các nhánh đặc biệt ở một đầu gọi là đuôi gai và đầu kia là sợi trục. Các đuôi gai nhận thông tin, trong khi sợi trục ở đầu kia gửi thông tin đến nơ-ron tiếp theo.

Các khớp thần kinh là không gian giữa các tế bào thần kinh rất gần chạm vào để chuyển tiếp thông tin. Khi có một suy nghĩ mới hoặc ghi nhớ điều gì đó, các kết nối khớp thần kinh mới sẽ được tạo ra.

Các sứ giả hóa học của não được gọi là chất dẫn truyền thần kinh (adrenaline, dopamineserotonin), có nhiệm vụ để truyền thông điệp giữa các tế bào thần kinh theo đúng nghĩa đen.

Bộ não của mỗi người sẽ không giống với bất kỳ ai khác. Trải nghiệm của mỗi người (bao gồm cả những gì xảy ra và những gì học được) điều khiển bộ não theo một cách độc đáo. Hệ thống các tế bào thần kinh tiếp tục phát triển khi học hỏi và trải nghiệm nhiều hơn.

Toàn bộ bộ não con người không ngủ và giấc mơ là bằng chứng. Khoa học ngày nay thậm chí không biết tất cả mọi thứ về những giấc mơ nhưng chúng được cho là một chức năng của trí tưởng tượng, tâm lý và thần kinh kết hợp với nhau.


3. Khả năng về trí nhớ của bộ não


Khi nghiên cứu về bộ não con người, các nhà khoa học đã ước tính bộ não có thể lưu trữ 2.500.000 gigabyte thông tin.

Có hai loại trí nhớ cơ bản, đó là trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Trong đó, trí nhớ ngắn hạn còn được gọi là trí nhớ hoạt động. Vai trò của nó là cho phép một người nhớ thông tin đủ lâu để sử dụng. Ví dụ một người có thể nhớ một số điện thoại để quay số đó nhưng có thể quên ngay sau khi cuộc gọi kết thúc.

Nhớ về những kỷ niệm xưa cũ không hoàn toàn giống như việc lấy một tập tin từ một thư mục. Bộ não phải tái tạo và hình dung lại ký ức đó. Nó không phải là một bản sao hoàn hảo của bản gốc ban đầu.

Hình ảnh là công cụ mạnh mẽ cho bộ nhớ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người giữ được nhiều hơn 65% thông tin khi có hình ảnh.


*

Bộ não con người có thể xử lý rất nhiều thông tin mỗi giây và nhanh hơn máy tính

4. Các thói quen bổ ích duy trì sức khỏe cho bộ não


Nước đóng một vai trò lớn đối với sức khỏe não bộ và khả năng tính toán. Đó là bởi vì bộ não con người có khoảng 75% là nước. Vì vậy, hãy uống đủ nước để não luôn hoạt động hết công suất.

Giấc ngủ là điều quan trọng để có sức khỏe tốt nhất. Thời gian ngủ là điều kiện cho não được nghỉ ngơi. Thiếu ngủ ảnh hưởng đến quá trình xử lý thông tin, sự chú ý, trí nhớ, tâm trạng và tư duy logic.

Đừng căng thẳng vì bộ não không thích điều này. Căng thẳng có hại cho sức khỏe tổng thể của mọi người vì nó có thể gây ra các vấn đề về học tập và nhiều khía cạnh quan trọng của nhận thức. Tuy nhiên, bộ não vẫn có khả năng đối phó với những căng thẳng ngắn hạn vì chúng có nhiệm vụ điều khiển cơ thể vượt qua khó khăn để tồn tại. Tuy nhiên, hàng giờ liên tục chìm đắm trong tình trạng căng thẳng sẽ có hại cho não bộ, thậm chí có thể gây ra những tổn thương khó hồi phục.

Tóm lại, những tìm hiểu về bộ não con người nêu trên giúp mọi người biết thêm về trung tâm chỉ huy của cơ thể mình. Không cần thiết đến kiến ​​thức của một nhà khoa học thần kinh, mọi người hãy chăm sóc bộ não bằng việc làm những điều mình thích, ngủ đủ giấc, học tập, tập thể dục và tránh căng thẳng hay những hành vi có thể gây hại cho bộ não. Đồng thời, đừng quên cung cấp cho não các chất dinh dưỡng cần thiết bằng cách ăn một chế độ ăn uống đầy đủ trái cây, rau và chất béo tốt. Bộ não luôn cần nguồn thực phẩm bổ não lành mạnh và được nghỉ ngơi hợp lý để luôn tươi trẻ mỗi ngày.


Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm sốHOTLINEhoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
blogtamly.com để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.


Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *