Bị Tâm Lý Khi Lái Xe Ô Tô Đảm Bảo Kết Quả Thi Tốt Nhất, Tại Sao Lại Bị Sợ Lái Xe

Không ít người cầm vô-lăng khi trong lòng luôn ám ảnh về một hành động, vật thể hoặc tình huống có thể gây nguy hiểm.

Bạn đang xem: Bị tâm lý khi lái xe

Nỗi sợ khi lái xe chính là một nhược điểm tai hại bởi nó sẽ khiến bạn không đến được những nơi cần đến và thậm chí có thể can thiệp vào những công việc yêu cầu phải lái xe. Nếu nỗi lo lắng phía sau vô-lăng nắm quyền kiểm soát và ngăn bạn lái xe, việc thật sự quan trọng là đối mặt với sợ hãi để có thể điều khiển chiếc xe với sự tự tin. Sau đây là một vài gợi ý:

1. Hiểu rõ nỗi sợ xuất phát từ đâu

Những nỗi ám ảnh, sợ hãi thường có căn nguyên là bản tính tự nhiên, mặc dù nỗi sợ lái xe có thể không giống thế. Tuy nhiên, nếu bạn cũng mắc chứng ám ảnh từ bố mẹ, thì điều đó rất dễ được di truyền sang con cái. Nỗi sợ có thể xuất phát từ việc chứng kiến hoặc tự mình trải qua điều gì đó gây chấn động, sau đó phát triển thành dạng tránh né những cơ hội phải làm hoặc thỏa hiệp khi đối diện với một vật hay tình huống gây lo sợ.

Việc sợ lái xe có thể phát triển dần dần hoặc rất nhanh, và có thể xuất phát từ những trải nghiệm hay tình huống như: bạn là nhân chứng hoặc từng gặp tai nạn xe hơi; bạn từng la hét hoặc rất kích động khi cố gắng học lái xe; bạn là nạn nhân hoặc thậm chí là thủ phạm của một cuộc cạnh tranh tốc độ; bạn bị căng thẳng trước tình trạng giao thông tồi tệ. Ngoài ra, lý do có thể là bạn từng thực hiện một hành trình nguy hiểm, không có tai nạn nhưng có thể khá đáng sợ, ví như lái xe trong tuyết, trên băng trơn, chạy qua một đoạn đường hay có các loài thú chạy qua đường, trời mưa lớn, sương mù khiến việc lái xe trở nên vô cùng khó khăn...

Cuối cùng là bạn thấy sợ hãi khi nghe hay đọc được các câu chuyện về những vụ tai nạn giao thông tồi tệ.

2. Tìm cách nhận diện dấu hiệu sợ hãi của bản thân

Nếu phải chịu một nỗi ám ảnh nào đó, bạn có thể trải qua một loạt phản ứng từ cảm xúc tới thân thể, một số khá nhẹ nhàng, nhưng một số có thể gây suy nhược. Những phản ứng từ nỗi ám ảnh nhìn chung gồm: dừng hành động - bạn có thể không bao giờ có khả năng lái được xe nữa; hoặc bạn có thể không bao giờ muốn học lái xe nữa.

Phản ứng về cảm xúc thường là đổ mồ hôi, đau đầu, cắn môi, đau ngực, tim đập loạn xạ, buồn nôn, khô họng, cảm thấy sắp lả, chân run, hoa mắt chóng mặt...

Có thể bạn cảm thấy chiếc xe mất thăng bằng, dường như sắp lật khi bạn vào cua hay sẽ trượt khỏi mặt đường và rơi xuống vực... Phanh quá nhiều khi không cần dùng đến phanh cũng là phản ứng thường gặp từ những tài xế hay lo lắng.

Bạn lên lịch trình quá công phu và thậm chí dài hơn nhiều so với cần thiết, chỉ vì để tránh những con đường đáng sợ, đặc biệt là các đường cao tốc, hoặc bất cứ giao lộ và khu vực nào có quá nhiều xe.

Bạn có thể trở nên thích tranh luận với ai đó muốn bạn lái xe đưa họ tới nơi nào đó và thay vì thú nhận là mình sợ, bạn lại tìm mọi cách để bào chữa và những lý do khó khăn để tránh né.

3. Tìm tư vấn và trợ giúp

Thực sự rất khó để vượt qua nỗi ám ảnh, đặc biệt nếu bạn để nó lớn dần qua thời gian. Nhưng điều đáng sợ đó có thể được xử lý dễ dàng và nếu không tìm sự trợ giúp, bạn có thể phải chịu đựng một cách vô ích. Nỗi sợ lái xe cũng có thể khiến bạn trở nên dễ tổn thương. Hãy tìm tới bác sĩ và thảo luận về những gì bạn cảm thấy. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên theo một khóa hành động, trong đó gồm việc đến gặp một chuyên gia trị liệu với việc "lập trình lại nhận thức". Các bước thực hiện sẽ giúp bạn vượt qua nỗi ám ảnh bấy lâu.

Nói ra nỗi sợ là một bước quan trọng bởi đó là chìa khóa của việc đối mặt và chấp nhận rằng bạn cần làm việc gì đó để thay đổi. Các biện pháp tâm lý tùy vào mỗi người. Có những người chuyên giúp các tài xế hay lo sợ trở lại với việc lái xe và các buổi học thường diễn ra ở những nơi an toàn với bài thi tốt nghiệp thường là những con đường hay những nơi họ sợ nhất.

4. Tránh suy nghĩ tiêu cực, phức tạp

Tự thuyết phục rằng ngồi trong một chiếc xe sẽ thu hút một tai nạn xe hơi là một dạng suy nghĩ tiêu cực. Điều này thường diễn ra sau khi bạn từng gặp tai nạn. Về cơ bản, bạn tự đưa ra giả thuyết rằng khi bạn không ngồi trong ôtô, bạn sẽ tránh khỏi tai nạn, và khi bạn ở trong xe, tức bạn sẽ gặp tai nạn.

Hãy chấp nhận rằng lái xe vốn dĩ là việc nguy hiểm nếu lái xe một cách vô trách nhiệm. Ngược lại, hãy lái xe có trách nghiệm, với sự cẩn thận, luôn đề phòng và biết giới hạn của bản thân. Không bao giờ lái xe sau khi đã uống rượu, bia. Nếu mệt mỏi, tốt nhất hãy dừng lại và nghỉ ngơi để đợi đến khi hoàn toàn tỉnh táo để lái xe. Nhưng mệt mỏi không phải lý do để không bao giờ trở lại cầm vô-lăng.

5. Học cách giảm căng thẳng khi lái xe

Nếu bị căng thẳng, bạn sẽ hạn chế thông tin và phản ứng từ não. Hãy thả lỏng, thư giãn trước khi lái xe. Lái xe không bị căng thẳng sẽ giúp bạn trở thành tài xế an toàn. Nếu không thể tự giúp mình thư giãn, hãy hỏi ý kiến các chuyên gia tâm lý.

7. Trở lại cầm vô-lăng

Nếu bạn không lái xe một thời gian, có thể hữu ích khi quay lại ghế lái một cách từ tốn, từng bước một. Ngồi vào trong xe và làm quen với mọi thứ một lần nữa. Thử cần số, xoay vô-lăng...

Sau đó lái một đoạn ngắn quanh khu vực mà bạn thật sự quen thuộc. Tăng dần khoảng thời gian lái xe từ nhà tới một nơi khác. Thường xuyên nghỉ giữa chừng, như nghỉ 10 phút sau mỗi khoảng 5 phút lái xe.

Sau một thời gian hãy lái tới những con đường ít thân quen hơn. Chỉ làm điều này khi bạn tin rằng mình không cần gấp rút trở về nhà vì thấy sợ. Có thể nhờ ai đó đi cùng nếu bạn trở lại với những con đường cao tốc hoặc đông xe, và lái xe thật từ tốn. Cần biết chỗ nào là đường ra khỏi cao tốc trong trường hợp muốn thoát nhanh chóng.

7. Chắc chắn bạn làm đúng mọi thứ khi đang lái xe

Lái xe một cách cẩn thận và đúng giới hạn tốc độ. Lái xe cẩn thận cũng có nghĩa lái xe an toàn. Nên hiểu rằng lái xe là một hành động phổ biến và diễn ra hàng ngày. Bạn là một tài xế cảnh giác đang tham gia vào một hoạt động chung với sự cẩn thận.

Xem thêm: 5 Từ Chỉ Tình Cảm Bạn Bè - Từ Ngữ Chỉ Tình Cảm Bạn Bè Lớp 2

Không chạy quá nhanh và luôn chạy ở làn bên phải nếu muốn đi chậm hơn xe khác. Không gây nguy hiểm khi chuyển làn ở những giây cuối cùng. Nếu bỏ lỡ một lối rẽ, có thể đi lại đoạn đường trước đó miễn là mọi thứ phải thật an toàn.

Bạn cần lên lịch trình từ lúc bắt đầu tới khi kết thúc. Biết rõ nơi sẽ đến và khi nào cần chuyển làn để ra khỏi đường đi. Về cơ bản là cần chuẩn bị thật tốt.

8. Tạo thói quen an toàn khi lái xe

Kiểm tra các gương chiếu hậu có thật thẳng và có các góc quan sát phù hợp hay chưa mỗi khi ngồi vào ghế lái. Chỉnh ghế để có tư thế thích hợp.

Sửa chữa những bộ phận hỏng hóc ngay khi có thể. Chỉ một gương chiếu hậu gãy hay một đèn pha hỏng cũng có thể gây nguy hiểm.

Những thực tế có thể hữu ích nếu bạn sợ lái xe:

Nên biết rằng không chỉ có bạn cảm thấy sợ hãi mỗi khi cầm vô-lăng. Điều quan trọng là hiểu rằng việc đó có thể được giải quyết. Mọi người đều lái xe, vậy tại sao bạn lại không thể?

Cũng nên biết rằng không có ai là hoàn hảo, nhưng thành công trong việc cầm vô-lăng là điều hoàn toàn có thể. Có thể bật nhạc thư giãn khi lái xe. Âm nhạc có thể giúp ai đó vượt qua cảm giác nỗi sợ dâng trào thay vì phải nghe tiếng ồn từ giao thông xung quanh.

*
Toggle navigation
Việc lái xe ô tô đòi hỏi sự tập trung cao độ để có thể kịp thời xử lý Mất tập trung khi lái xe là một trong những nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc. Cùng anycar tìm hiểu về những yếu tố gây mất tập trung khi lái xe và cách khắc phục để lái xe an toàn qua bài viết sau đây.

Yếu tố gây mất tập trung khi lái xe: Nguyên nhân và cách khắc phục

Những kiểu mất tập trung khi lái xe


Có rất nhiều nguyên do dẫn đến việc xao nhãng tâm lý khi đang điều khiển phương tiện giao thông, đặc biệt là ô tô. Bởi khi lái xe, tài xế có thể thực hiện nhiều thao tác khác nhau như: trò chuyện cùng hành khách, bật radio để đổi nhạc, trả lời điện thoại,... Tất cả những điều này đều có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của người điều khiển ô tô và khiến sự tập trung bị phân tán, không còn tập trung vào đường đi.

Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ra tai nạn giao thông, bởi yếu tố tâm lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc lái xe an toàn. Do đó, khi cầm vô-lăng, các tài xế cần phải chuẩn bị một tâm lý vững vàng, tập trung cao độ và hiểu được trọng trách của bản thân chính là đảm bảo an toàn cho chính mình, cho hành khách cũng như những người tham gia giao thông khác.


Những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc còn xuất phát từ vài phút lơ là, thiếu quan sát và khuất tầm mắt của người lái xe. Xao nhãng thị giác xảy ra khi các tài xế bị phân tâm, tầm nhìn không còn tập trung vào con đường phía trước mà bị phân tán vào các yếu tố khác như: màn hình điện thoại, các sự kiện bên lề đường, quay mặt ra phía sau để tán gẫu với hành khách hay cúi xuống tìm kiếm vật gì đó,...

Chính vì vậy, các bác tài cần chú ý rằng, một khi đã bước lên xe và khởi động thì mọi sự chú ý đều chỉ nên dành cho đoạn đường phía trước để có thể kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ có thể xảy ra trên đường. Ngoài ra, việc chú ý quan sát gương chiếu hậu cũng là một cách hiệu quả, giúp các bác tài có thể quan sát được phía sau và bao quát được tình hình.


Việc lái xe bằng cả 2 tay luôn được khuyến khích để đảm bảo an toàn, cũng như giúp tài xế có thể linh hoạt xử lý khi có tình huống bất ngờ xảy ra. Tuy nhiên, không phải lúc nào cả 2 tay của các bác tài đều được đặt trên vô lăng, đôi người lái xe phải bỏ một tay hoặc thậm chí cả 2 tay ra khỏi vô lăng để làm các việc khác như: điều chỉnh máy lạnh, điều chỉnh radio, nghe điện thoại, trang điểm,... và điều này tiềm ẩn rất lớn nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Do đó, để có thể đảm bảo cho một chuyến hành trình an toàn, các bác tài nên điều chỉnh mọi thứ ổn thỏa trước khi lăn bánh để không phải vướng víu, bất tiện trong quá trình lái xe. Đối với chị em phụ nữ, nên trang điểm khi xe đã ngừng hẳn và đậu ở vị trí phù hợp để đảm bảo an toàn tuyệt đối.


Lái xe trong tình trạng say xỉn chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới rất nhiều vụ tai nạn thương tâm. Rượu, bia hay các loại đồ uống có cồn là một trong những yếu tố gây mất tập trung khi lái xe thường gặp nhất hiện nay.

Luật An toàn giao thông cũng đã có những quy định và chế tài rõ ràng để xử phạt những người lái xe trong tình trạng say xỉn. Theo điều 5 của Nghị định 100, tài xế lái xe khi say rượu có thể bị phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.


Điện thoại cũng là mộtyếu tố gây mất tập trung khi lái xethường gặp nhất hiện nay. Trong thời đại hiện nay, điện thoại gần như là một vật dụng không thể thiếu đối với mỗi người, tuy nhiên những tin nhắn, cuộc gọi, tin nhắn ứng dụng,... nào đó trên điện thoại cũng đều có thể là nguyên nhân khiến người lái xe mất tập trung và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.

Các quy định pháp luật nước ta cũng đã cấm sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô hoặc bất kỳ loại phương tiện giao thông nào khác để đảm bảo an toàn cho người dân. Các tài xế có thể bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 1 - 4 tháng nếu sử dụng điện thoại khi lái xe hoặc lái xe gây tai nạn, theo Điểm a khoản 4 và điểm b, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.



Khi cơn buồn ngủ ập đến, não bộ sẽ rất khó để tập trung để làm bất cứ việc gì ngay cả lái xe. Buồn ngủ, mệt mỏi chính là một yếu tố gây mất tập trung khi lái xe mà nhiều người hiện nay gặp phải.

Do đó, khi bước lên xe và cầm lái, bạn cần phải đảm bảo bản thân đang trong trạng thái tỉnh táo, tinh thần minh mẫn để có thể lái xe an toàn. Nếu cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ thì bạn không nên lái xe hoặc dừng ở nơi nào an toàn để nghỉ ngơi trước khi tiếp tục chuyến hành trình của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *