Các Loại Tâm Lý - Ôn Tập Tâm Lý Học Học Đại Cương

Bạn có bao giờ tự đặt câu hỏi tâm lý là gì hay không? Mỗi con người chúng ta ai cũng có những tâm lý riêng và nó luôn gắn liền trong từng hoạt động. Trong từng hành động đó, chúng ta thể hiện cảm xúc ra bên ngoài và đó cũng gọi là tâm lý, ví dụ như tâm lý lo sợ, e thẹn và còn nhiều hơn thế nữa. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, hãy cùng với HIAW đi tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này nhé!

1. Tâm lý là gì?

Nhiều người cho rằng, tâm lý là mong muốn, nhu cầu, cách cư xử của con người trước một việc nào đó. Tuy nhiên, nếu chỉ có vậy thì chưa bao hàm hết ý nghĩa của khái niệm “tâm lý là gì”. Tâm lý ngoài những yếu tố đó ra còn mang ý nghĩ rộng lớn hơn. Tất cả các hoạt động, sự vật, hiện tượng từ đơn giản đến phức tạp đều có tâm lý. Tâm lý tồn tại ngay cả khi bạn ngủ, nằm mơ, mộng du vì vậy khái niệm tâm lý là bao hàm vô vàn các hiện tượng.

Bạn đang xem: Các loại tâm lý

Tâm lý tồn tại hằng ngày trong cuộc sống của mỗi người. Mỗi ngày, chúng ta phải lắng nghe, suy nghĩ và phân tích để đánh giá một sự vật, hiện tượng nào đó có ảnh hưởng như thế nào và có mối quan hệ ra sao với chúng ta. Đôi lúc, để đưa ra kết luận chính xác hơn, chúng ta phải tưởng tượng thêm những điều mà mình không thể nhìn thấy trực tiếp hoặc chưa nghe thấy bao giờ. Tất cả sự lắng nghe, quan sát, phân tích, tưởng tượng…đều là hiện tượng tâm lý. Chúng hợp thành lĩnh vực hoạt động nhận thức của con người.

Khi đã phân tích kỹ lưỡng và nhận thức rõ ràng về những sự việc đó, chúng ta sẽ tỏ thái độ với chúng. Tâm lý con người luôn đa dạng và phức tạo vì vậy mà tâm lý đó có thể vui, buồn, đau khổ hay tức giận…Những gì mà chúng ta thể hiện đều là cảm xúc thật của mình và điều này chính là đời sống tình cảm của con người.

Trong cuộc sống của chúng ta không thể tránh khỏi những khó khăn, nguy hiểm làm bản thân nản chí, đau khổ thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Những lúc như thế này, tâm lý chính là yếu tố quan trọng nhất để cho thấy ai là người thắng cuộc và ai sẽ là người từ bỏ. Hiện tượng tâm lý giúp chúng ta có thêm tinh thần và vượt qua những khó khăn để đạt được mục đích cuối cùng được gọi là hoạt động ý chí. Hãy lấy một ví dụ, bạn đặt mục tiêu cuối kỳ này phải đạt được danh hiệu học sinh giỏi mặc dù ngày thường điểm số của bạn không hề cao. Bạn bè bắt đầu cười đùa và khẳng định rằng đây là điều không thể. Bạn miệt mài học tập ngày đêm với niềm tin bản thân sẽ làm được và bỏ qua mọi định kiến. Tâm lý của bạn lúc này đang rất mạnh mẽ và quyết liệt và hoạt động của ý chí đã giúp bạn đạt được nguyện vọng.

Tâm lý không chỉ phản ánh thế giới bên ngoài mà có một hiện tượng tâm lý cao cấp hơn có thể phản ánh được chính mình, giúp ta hiểu rõ về thái độ, trách nhiệm của bản thân. Đây là ý thức và tự ý thức.

Như vậy, khái niệm “tâm lý là gì” rất rộng, nó là tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc của con người và gắn liền với mọi hoạt động từ nhỏ đến lớn. Tâm lý con người là nhận thức, trí thức, tình cảm, ý chí đến tích cách, ý thức và tự ý thức về chính mình. Tâm lý cũng là nhu cầu, năng lực, cách đối nhân xử thế, hành vi và cả những định hướng giá trị của một người.

2. Phân loại các hiện tượng tâm lý

Có nhiều cách phân loại hiện tượng tâm lý.

Cách phân loại phổ biến: Cách phân loại này dựa vào thời gian tồn tại của chúng và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách. Theo cách phân loại này, các hiện tượng tâm lý có ba loại chính:

+ Quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng (như quá trình nhận thức, quá trình cảm xúc, quá trình ý chí…).

+ Trạng thái tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn biến không rõ mở đầu, kết thúc. Nó thường đi kèm với các quá trình tâm lý khác và đóng vai trò là nền cho các quá trình tâm lý đó (như trạng thái chú ý thường đi kèm với quá trình nhận thức; trạng thái do dự, lưỡng lự thường đi kèm với quá trình ra quyết định; căng thẳng, buồn bực, lo âu thường đi kèm với quá trình suy nghĩ…).

+ Thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và khó thay đổi, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Người ta thường nói đến bốn nhóm thuộc tính tâm lý cá nhân như: xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất.

Các hiện tượng tâm lý này không tồn tại độc lập với nhau mà có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Mối qua hệ đó có thể được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

*

– Dựa vào chủ thể mang hiện tượng tâm lý, chúng ta có hai loại:

+ Hiện tượng tâm lý cá nhân. Chúng tồn tại trong mỗi cá nhân, do từng cá nhân tạo ra và điều khiển hoạt động của cá nhân đó, phản ánh hiện thực khách quan trọng hoạt động của cá nhân đó mà thôi.

+ Hiện tượng tâm lý xã hội do mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội tạo ra. Chúng điều hành những hành động, hoạt động tương đối giống nhau của cả nhóm người đó và phản ánh hiện thực khách quan bao hàm trong hoạt động này một cách tương đối giống nhau (như phong tục, tập quán, dư luận, truyền thống, tin đồn, mốt, thi đua…).

– Căn cứ vào mức độ tham gia của ý thức, chúng ta có bốn loại hiện tượng tâm lý xếp theo thứ tự từ thấp đến cao:

+ Hiện tượng tâm lý vô thức: là những hiện tượng tâm lý xảy ra mà không có sự tham gia điều khiển và giám sát của ý thức (có thể bao gồm: những hiện tượng tâm lý có tính chất bệnh lý như hoang tưởng, ảo giác…; những hiện tượng tâm lý xảy ra trong trạng thái ức chế của hệ thần kinh như ngủ mơ, thôi miên,…những hiện tượng tâm lý xuất phát từ bản năng như ăn, ngủ, vận động…)

+ Tiềm thức: là những hiện tượng tâm lý ban đầu là có ý thức, nhưng sau đó do được lặp đi lặp lại nhiều lần nên ý thức bị tiềm ẩn, không thể hiện rõ ràng nữa (như các hành động tự động hóa: thói quen, kỹ xảo…).

+ Hiện tượng tâm lý có ý thức: là những hiện tượng tâm lý xảy ra có sự tác động, điều khiển, chi phối của ý thức (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, ý chí, tình cảm, niềm tin, lý tưởng…).

+ Siêu thức: là những hiện tượng tâm lý ban đầu là có ý thức, nhưng sau đó ý thức không kiểm soát nổi, nó vượt qua khỏi sự kiểm tra, giám sát của ý thức nhưng cao hơn ý thức (các hiện tượng bừng sáng ở các nhà bác học).

– Căn cứ vào sự biểu hiện của hiện tượng tâm lý, chúng ta có hai loại:

+ Các hiện tượng tâm lý sống động: là những hiện tượng tâm lý gắn liền và thể hiện trong cuộc sống và trong hoạt động hằng ngày của con người.

+ Các hiện tượng tâm lý tiềm tàng: những hiện tượng tâm lý được tích đọng và thể hiện trong các sản phẩm của hoạt động do bàn tay và khối óc con người tạo ra.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê, năm 2019, cứ 8 người có 1 trường hợp, tương đương 970 triệu người trên thế giới mắc rối loạn tâm lý, trong đó phổ biến là rối loạn lo âu và trầm cảm <1>. Ngoài ra, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cũng khiến số người mắc rối loạn tâm lý gia tăng đáng kể. Vậy rối loạn tâm lý là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh ra sao?

*


Rối loạn tâm lý là gì?

Rối loạn tâm lý là tình trạng ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm giác, thái độ và hành vi của một người. Rối loạn tâm lý có thể xảy ra từng đợt hoặc kéo dài, với nhiều loại, mức độ và biểu hiện khác nhau. Một người có thể có nhiều hơn một loại rối loạn tâm lý.

Các loại rối loạn tâm lý phổ biến

Có hơn 200 loại rối loạn sức khỏe tâm lý. Những loại rối loạn sức khỏe tâm lý phổ biến nhất gồm <2>:

Rối loạn hành vi gây rối, chẳng hạn như rối loạn thách thức chống đối.

Xem thêm: Tâm Lý Đàn Ông Tuổi 70 - Áp Dụng Quy Tắc Số 9 Cho Người 70 Tuổi Có Phù Hợp

Rối loạn ăn uống: người mắc hội chứng này có dấu hiệu chán ăn, cuồng ăn hoặc ăn uống không kiểm soát. Chứng chán ăn thường khởi phát ở tuổi thiếu niên. Trong khi người mắc chứng cuồng ăn có nguy cơ sử dụng chất gây nghiện, tự tử và phát sinh những vấn đề tiêu cực khác.Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): tình trạng sức khỏe tâm thần trong đó, người bệnh thường xuyên có những suy nghĩ khiến họ phải thực hiện các hành vi lặp đi lặp lại.Rối loạn sử dụng chất gây nghiện gồm nghiện ma túy, rượu.
*
Rối loạn tâm lý ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm giác, thái độ và hành vi của một người.

Triệu chứng rối loạn tâm lý

Những triệu chứng rối loạn tâm lý gồm <3>:

Thường xuyên sử dụng thuốc kích thích hoặc rượu.Tránh xa các tình huống, hoạt động xã hội.Thay đổi trong ham muốn tình dục.Khó khăn trong việc nhận thức thực tế, bao gồm ảo tưởng hoặc nảy sinh ảo giác.Lo lắng hoặc sợ hãi quá mức.Mệt mỏi hoặc rối loạn giấc ngủ.Cảm giác buồn bã hoặc cô lập.Không thể đưa ra đánh giá hoặc biểu lộ cảm xúc.Khó chịu hoặc tức giận dữ dội.Nỗi ám ảnh về ngoại hình, cân nặng hoặc thói quen ăn uống.Mất tập trung trong học tập hoặc công việc hàng ngày.Tâm trạng thay đổi đột ngột.Có ý nghĩ tự tử hoặc tự gây thương tích cho bản thân.

Rối loạn tâm lý ở trẻ em có những biểu hiện gồm:

Những thay đổi trong kết quả học tập ở trường hoặc cách trẻ tương tác với bạn bè xung quanh.Không quan tâm đến các hoạt động hoặc sở thích mà họ từng yêu thích.Lo lắng quá mức.Thường xuyên nổi giận, không vâng lời hoặc tỏ vẻ hung hăng.Hành vi hiếu động, chẳng hạn như khó tập trung hoặc không thể ngồi yên.Nằm mơ thấy ác mộng.

Nguyên nhân rối loạn tâm lý

Không có nguyên nhân duy nhất nào gây rối loạn tâm lý. Tình trạng này có thể do di truyền và tác động từ môi trường sống. Ngoài ra, những yếu tố nguy cơ sau đây có thể làm tăng khả năng mắc bệnh:

Tiền sử gia đình có người thân mắc rối loạn tâm lý.Lạm dụng ma túy và rượu.Các yếu tố sinh học: mất cân bằng hóa học trong não.Tiền sử thời thơ ấu: trải qua sự kiện đau thương trong cuộc sống hoặc có tiền sử bị lạm dụng.Chấn thương và căng thẳng: ở tuổi trưởng thành, những biến cố đau thương trong cuộc sống hoặc căng thẳng liên tục có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tâm lý.Rối loạn thần kinh: bệnh Alzheimer hoặc chứng mất trí nhớ.Rối loạn giấc ngủ.Thai phụ tiếp xúc với virus hoặc hóa chất độc hại khi mang thai.Yếu tố tính cách: một số đặc điểm như cầu toàn, lòng tự trọng thấp có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm hoặc lo lắng.
*
Rối loạn tâm lý ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Biến chứng rối loạn tâm lý

Bệnh rối loạn tâm lý có thể dẫn đến một loạt các biến chứng, tác động tiêu cực đến cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Các biến chứng của rối loạn tâm lý gồm:

Tác động tiêu cực đến tâm lý và cảm xúc: tình trạng này khiến người bệnh có cảm giác lo âu, sợ hãi, buồn bã, trầm cảm và căng thẳng. Từ đó giảm chất lượng cuộc sống và gây khó khăn trong mối quan hệ xã hội.Ảnh hưởng đến hiệu suất, kết quả học tập và công việc.Mối quan hệ xã hội: làm xa cách, thiếu gắn kết, thậm chí khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ xã hội lành mạnh.Tác động đến sức khỏe: một số rối loạn tâm lý có thể gây các triệu chứng như đau đầu, đau bụng, mệt mỏi, mất ngủ, thậm chí những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.Tự tử hoặc tự làm hại bản thân: một số dạng rối loạn tâm lý, chẳng hạn như trầm cảm và rối loạn tâm thần có thể khiến người bệnh tìm cách tự tử hoặc tự làm hại bản thân.Tác động đến gia đình và người thân: tạo căng thẳng và khó khăn trong mối quan hệ với gia đình và người thân.Tìm đến các chất kích thích.

Chẩn đoán rối loạn tâm lý

Rối loạn tâm lý được chẩn đoán dựa trên các bước sau:

Bác sĩ kiểm tra tiền sử bệnh.Bác sĩ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm máu hoặc kiểm tra hình ảnh, nhằm loại trừ các tình trạng khác ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.Đánh giá tâm lý: bác sĩ đặt các câu hỏi về suy nghĩ, cảm xúc và hành vi và yêu cầu bạn trả lời.

Cách điều trị rối loạn tâm lý

Bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng, tình trạng bệnh mà đưa phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị gồm:

1. Thuốc

Một số rối loạn tâm lý đáp ứng tốt với thuốc, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm và thuốc chống loạn thần. Những loại thuốc này làm thay đổi các chất hóa học trong não, giảm xuất hiện triệu chứng. Điều quan trọng, người bệnh cần dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn, không tự ý ngưng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

2. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu có thể giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng. Ngoài ra, có thể áp dụng phương pháp trị liệu hành vi nhận thức (CBT) nhằm cải thiện những thay đổi hành vi, lối suy nghĩ tiêu cực, hướng dẫn người bệnh cách quản lý cảm xúc.

3. Liệu pháp thay thế

Một số rối loạn tâm lý, chẳng hạn như trầm cảm có thể cải thiện bằng liệu pháp thay thế gồm: điều trị bằng thảo dược, xoa bóp, châm cứu, yoga và thiền. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng những phương pháp này vào điều trị.

4. Liệu pháp kích thích não

Không phải tất cả các rối loạn đều cải thiện khi dùng thuốc. Trường hợp thuốc không có tác dụng, bác sĩ đề nghị dùng liệu pháp kích thích não. Phương pháp này giúp thay đổi cách thức hoạt động, xử lý của các dây thần kinh và tế bào trong não. Liệu pháp này gồm: điện não và kích thích từ trường xuyên sọ (TMS).

*
Thuốc có thể làm giảm triệu chứng của một số loại rối loạn tâm lý.

Phương pháp phòng ngừa rối loạn tâm lý

Không có phương pháp cụ thể nào ngừa rối loạn tâm lý. Tuy nhiên, bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý sẽ có các lưu ý, hướng dẫn, hỗ trợ bạn kiểm soát triệu chứng. Những lưu ý gồm <4>:

Chế độ dinh dưỡng cân đối: ăn uống lành mạnh và cân đối bằng cách hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ; bổ sung rau xanh, trái cây. Đồng thời, hạn chế sử dụng đồ uống có cồn.Tăng cường các hoạt động thể chất: tập thể dục có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng. Hãy cố gắng và duy trì tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.Ngủ đủ giấc: nên tập thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc.Quản lý căng thẳng: học cách xử lý căng thẳng và giải tỏa áp lực trong cuộc sống bằng các phương pháp như thiền, yoga,…Duy trì mối quan hệ xã hội lành mạnh và nhờ sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình.Tìm hiểu về các dạng rối loạn tâm lý và dấu hiệu bệnh để kịp thời điều trị.Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây căng thẳng.Kiểm tra sức khỏe tinh thần định kỳ: khi cảm thấy lo lắng, áp lực hoặc có dấu hiệu của rối loạn tâm lý, hãy đến gặp bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý để được kiểm tra và điều trị sớm.Tránh sử dụng chất kích thích: thuốc lá, rượu và các chất gây nghiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý.Quan sát, hỗ trợ trẻ em và thanh thiếu niên khi những đối tượng này gặp phải các rối loạn tâm lý.

Khoa Khám bệnh, BVĐK Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn cao, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tình chu đáo, đảm bảo công tác khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời và tư vấn chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bệnh. Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng thực hiện nhiệm vụ đón tiếp, chỉ dẫn, giới thiệu, cung cấp thông tin tư vấn về khám chữa bệnh, chính sách với người bệnh, người nhà trong suốt quá trình khám, chữa bệnh tại bệnh viện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *