Tìm Hiểu Thông Tin Các Bệnh Tâm Lý Hiếm Gặp, Những Hội Chứng Tâm Lý Kỳ Lạ Nhất Của Con Người

Hội chứng Cotard hay ảo giác Cotard, xảy ra khi một người tin rằng cơ thể họ bị mất hay đang dần biến mất một bộ phận nào đó hoặc họ sắp chết, hoặc đã chết, không tồn tại. Hội chứng Cotard rất hiếm gặp tuy nhiên những người mắc bệnh thường biểu hiện rất nghiêm trọng. Đây có thể là biểu hiện của bệnh tâm thần phân liệt hoặc một số tình trạng bệnh lý khác. Do đó điều quan trọng nhất để điều trị những người mắc hội chứng Cotard là cần được phát hiện sớm để chẩn đoán chính xác bệnh cũng như nguyên nhân gây ra để có thể điều trị kịp thời.

Bạn đang xem: Các bệnh tâm lý hiếm gặp


Nội dung chính
Tìm hiểu chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Nguy cơ
Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị
Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Tìm hiểu chung


Hội chứng Cotard là gì?

Hội chứng Cotard còn gọi là hội chứng xác sống biết đi hay ảo giác Cotard, là một sự thay đổi nghiêm trọng trong nhận thức của một người về cơ thể hoặc sự tồn tại của họ. Ví dụ, một số người mắc hội chứng này có thể tin rằng họ đã chết, một số khác lại nghĩ họ bất tử. Những người này luôn tin rằng nhận thức của họ là đúng dù có bằng chứng chứng minh điều ngược lại. Điều này có thể khiến họ biểu hiện những hành vi mà bình thường họ không làm như bỏ ăn vì họ đã chết. Trên thế giới hiện nay chỉ mới phát hiện khoảng 200 người mắc bệnh.

Hội chứng Cotard có thể là triệu chứng của bệnhtâm thần phân liệt tuy nhiên nó rất hiếm. Một báo cáo năm 2021 cho thấy rằng trên những bệnh nhân bị tâm thần phân liệt chỉ có khoảng 1 phần trăm là có hội chứng Cotard.


div>:m-0">

img>:w-full <&&&>img>:m-0 object-cover">
img>:w-full <&&&>img>:m-0 object-cover">
img>:w-full <&&&>img>:m-0 object-cover">
div>:m-0">
img>:w-full <&&&>img>:m-0 object-cover">
img>:w-full <&&&>img>:m-0 object-cover">
img>:w-full <&&&>img>:m-0 object-cover">

Triệu chứng


Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Cotard

Triệu chứng chính của hội chứng Cotard là niềm tin sai lầm về sự tồn tại của họ. Họ có thể tin rằng:

Họ không tồn tại;Họ đang chết hoặc đã chết;Một số bộ phận trên cơ thể của họ bị thiếu;Họ bất tử hoặc họ đã chết và đang bắt đầu cuộc sống mới.

Những người mắc hội chứng này có thể tin rằng các cơ quan nội tạng của họ đang bị phân hủy ở bên trong, biến mất hoặc bị ăn mất. Một đánh giá năm 2017 cho thấy trong 12 người mắc hội chứng Cotard thì có 8 người tin rằng họ đã chết, trong đó có 3 người nghĩ rằng họ bị nhân viên y tế giết; 4 người còn lại nói rằng họ đang trong giai đoạn hấp hối.

Các triệu chứng của bệnh có thể được chia thành:

Hoang tưởng phủ định:Đây là triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng Cotard. Người bệnh thường phủ định về sự tồn tại của bản thân, hoặc có khi còn cho rằng người thân đã chết.Hoang tưởng bất tử:Người bệnh cho rằng bản thân mình bất tử nên không cần được chăm sóc hay ăn uống.Rối loạn cảm giác và ảo giác: Người bệnh cho rằng các cơ quan trong người mình đang bị thối rữa và biến mất dần, hay một bộ phận nào đó trên người đang dần biến mất.Phản ứng lo lắng hay quá khích: Tự hại bản thân, bỏ ăn, chống đối,...
*
Hội chứng Cotard khiến người mắc bệnh dễ bị xa lánh

Biến chứng có thể gặp khi mắc hội chứng Cotard

Một số người mắc hội chứng Cotard có thể tin rằng họ không cần phải chăm sóc bản thân nữa ví dụ như không tắm rửa có thể khiến người xung quanh xa lánh và giữ khoảng cách; điều này có thể dẫn đến cảm giác bị cô lập và chán nản cho người bệnh.

Một số người có thể cần được chăm sóc và theo sát hơn vì họ có thể làm tự làm tổn thương bản thân hoặc người xung quanh:

Nhảy từ các tòa nhà hoặc nhảy cầu;Tự hại mình;Bạo lực hoặc xâm phạm người khác.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn tin rằng mình đã chết, hoặc sắp chết hoặc một phần cơ thể của bạn bị thiếu hay biến mất hãy đi khám để tìm kiếm sự trợ giúp của nhân viên y tế.

Hoặc nếu người thân của bạn có suy nghĩ như trên, bạn không nên cố gắng tranh luận hay thuyết phục người thân của mình vì điều đó không thể thay đổi suy nghĩ của họ. Thay vì vậy hãy đề nghị cùng họ đến khám tại các cơ sở y tế.


Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Cotard

Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu đầy đủ các nguyên nhân gây ra hội chứng Cotard hay tại sao chúng có thể xảy ra trên những người mắc bệnh tâm thần phân liệt. Hội chứng Cotard là một chẩn đoán hiếm gặp và hầu hết những người mắc các bệnh lý có thể gây ra hội chứng này đều có thể không phát triển hội chứng khi mắc bệnh.

Những người mắc hội chứng Cotard được cho thấy có xu hướng xuất hiện những thay đổi trong não, do đó có thể thần kinh đóng một vai trò tiềm ẩn trong sự phát triển của hội chứng này.

*
Nguyên nhân gây bệnh được cho là có liên quan đến thần kinh

Những ai có nguy cơ mắc Hội chứng Cotard

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng độ tuổi trung bình của những người mắc hội chứng Cotard là 50 tuổi, tuy nhiên bệnh vẫn có thể xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên. Những người dưới 25 tuổi mắc hội chứng này có xu hướng mắc bệnh rối loạn lưỡng cực kèm theo. Nữ giới có xu hướng mắc hội chứng Cotard cao hơn nam giới.

Một số tình trạng có thể tăng nguy cơ mắc hội chứng Cotard:

Lạm dụng chất gây nghiện: Một số người có thể gặp ảo giác do ảnh hưởng của thuốc hoặc do tổn thương não liên quan đến thuốc.Nhiễm trùng: Đặc biệt là nhiễm trùng ở não có thể gây ảo giác và các triệu chứng thần kinh khác.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải Hội chứng Cotard

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng Cotard:

Sử dụng chất kích thích hoặc chất gây nghiện;Mắc bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp;Tiền sử chấn thương sọ não, đột quỵ;Mắc bệnh Parkinson, xơ cứng rải rác,…

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Hội chứng Cotard

Hội chứng Cotard thường khó chẩn đoán vì đa số các bác sĩ không nhận ra đây là bệnh. Không có một tiêu chuẩn nào giúp chẩn đoán xác định bệnh. Bác sĩ thường chẩn đoán hội chứng Cotard sau khi loại trừ hết các tình trạng bệnh lý khác.

Bác sĩ có thể nghi ngờ bạn mắc hội chứng Cotard bằng cách nói chuyện với bạn về cảm giác của mình. Tuy nhiên vì hội chứng này có thể là dấu hiệu và triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn do đó khi chẩn đoán hội chứng Cotard cũng cần xác định nguyên nhân gây ra chúng.

Nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh tâm thần phân liệt, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng tâm thần của bạn bằng cách trả lời các câu hỏi về tình trạng sức khỏe tâm thần và trạng thái tinh thần của bạn. Để chẩn đoán xác định tâm thần phân liệt bạn cần đáp ứng các tiêu chuẩn trong DSM-V (The Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders).

Nếu nguyên nhân không phải do tâm thần phân liệt, bác sĩ sẽ đề nghị làm thêm một số xét nghiệm:

Xét nghiệm máu để xác định tình trạng và vị trí nhiễm trùng;MRI/CT-scan não để tìm kiếm tổn thương trong não;Kiểm tra nồng độ thuốc gây nghiện.

Phương pháp điều trị Hội chứng Cotard

Hội chứng Cotard có thể gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau do đó không có phương pháp điều trị chung cho hội chứng này. Thay vào đó cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra để có thể đề ra kế hoạch điều trị phù hợp với từng nguyên nhân.

Liệu pháp sốc điện

Đây là một liệu pháp tiềm năng trong điều trị hội chứng Cotard, bằng việc truyền một dòng điện nhỏ qua não của bạn để tạo ra những cơn động kinh nhỏ khi bạn đang được gây mê. Điều này giúp thay đổi dẫn truyền thần kinh và chức năng não, có thể cải thiện triệu chứng ở một số người. Tuy nhiên liệu pháp sốc điện có thể gây một số rủi ro như mất trí nhớ, lú lẫn, buồn nôn và đau cơ.

*
Liệu pháp sốc điện

Điều trị khác

Mặc dù liệu pháp sốc điện cho thấy hiệu quả nhưng vẫn mang lại nhiều rủi ro, do đó bác sĩ thường sẽ điều trị trước với các phương pháp khác trước khi nghĩ đến điều trị bằng sốc điện. Việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh:

Thuốc chống loạn thần để điều trị bệnh tâm thần phân liệt hoặc các rối loạn tâm thần khác;Thuốc chống trầm cảm;Tâm lý trị liệu để giúp người mắc hội chứng Cotard hiểu được những niềm tin sai của họ và giúp họ quản lý tình trạng này tốt hơn;Ngưng các thuốc gây ra hội chứng Cotard;Bù nước qua đường truyền tĩnh mạch, đặc biệt đối với những người bị ảo giác do ma túy hoặc suy dinh dưỡng.

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Hội chứng Cotard

Chế độ sinh hoạt:

Ghi lại các triệu chứng và thời gian xảy ra chúng bằng sổ tay;Tìm kiếm người thân thiết để có thể chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình;Không hút thuốc lá;Không uống rượu bia;Không sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện dù chỉ một lần;Giữ tinh thần vui vẻ, hạnh phúc;Tập thể dục giúp tâm trạng bạn tốt hơn.

Chế độ dinh dưỡng:

Ăn đủ bữa và đầy đủ các chất tránh suy dinh dưỡng;Uống đủ nước, chia đều trong ngày;Ưu tiên các thực phẩm sạch, tránh các thực phẩm chế biến sẵn.

Phương pháp phòng ngừa Hội chứng Cotard hiệu quả

Nhiều nguyên nhân được cho là liên quan đến hội chứng Cotard, tuy nhiên nguyên nhân gây bệnh hiện nay vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn do đó những yếu tố dưới đây có thể giúp bạn phòng ngừa một phần cho bạn không mắc bệnh:

Điều trị tốt các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp,...;Theo dõi tình trạng sức khỏe và các triệu chứng của bản thân thường xuyên;Không sử dụng các chất gây nghiện dù chỉ một lần trừ khi bác sĩ chỉ định;Trò chuyện và chia sẻ cảm xúc của bạn với những người xung quanh;Tái khám và quản lý tốt các bệnh lý tâm thần nếu có;Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng;Tập thể dục thường xuyên.
*
Hãy luôn chia sẻ cảm xúc của bản thân với người xung quanh
Cotard delusion and schizophrenia: https://www.medicalnewstoday.com/articles/cotard-delusion-schizophreniaCotard Delusion and Walking Corpse Syndrome: https://www.healthline.com/health/cotard-delusionCotard"s syndrome: Two case reports and a brief review of literature: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4271387What Is Cotard"s Syndrome (Walking Corpse Syndrome)?: https://www.webmd.com/schizophrenia/cotards-syndromeCotard delusion and schizophrenia: https://www.medicalnewstoday.com/articles/cotard-delusion-schizophrenia

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


*
Ảnh: Brightside.me

Hội chứng “Alice ở xứ sở thần tiên” còn có tên gọi khác là hội chứng Todd. Đây là một tình trạng mất phương hướng ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của một người.

Người bệnh sẽ thấy môi trường sống của họ bị bóp méo, giống như nhân vật Alice đã trải nghiệm trong cuốn sách cùng tên.

Để nhận biết bệnh tâm thần kỳ lạ “Alice ở xứ sở thần tiên”, bạn cần căn cứ vào những dữ liệu sau:

– Người mắc bệnh dưới 20 tuổi, đang bị u não, đau nửa đầu hoặc đang ở giai đoạn đầu của bệnh do virus Epstein-Barr. (*)

– Bệnh nhân bắt đầu nhận thấy sự biến dạng về kích thước và màu sắc của môi trường xung quanh. Họ có thể nhìn thấy các vật thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn kích thước thực tế của chúng. Thậm chí, người bệnh còn cảm thấy cơ thể mình đang bị biến dạng.

– Mất phương hướng.


– Khái niệm về màu sắc khiến người khác khó hiểu.

Đây là tình trạng tâm thần rất hiếm gặp và chỉ xảy ra tạm thời. Vì thế, bệnh cũng có thể có những dấu hiệu khác khiến chúng ta khó nhận biết hơn. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, các dấu hiệu bệnh sẽ biến mất.

Xem thêm: Bị tâm lý yếu - edoctor: 7 chứng bệnh tâm lý thường gặp

2. Bệnh tâm thần kỳ lạ mang tên “rối loạn thực tế”

*

Hầu hết chúng ta không thích suy nghĩ rằng mình đang bị bệnh và phải điều trị ở bệnh viện. Tuy nhiên, người mắc chứng rối loạn thực tế không phải như vậy.

Họ bị ám ảnh với suy nghĩ rằng mình đang mắc bệnh và cần được chăm sóc như một bệnh nhân. Điều này thường xảy ra do những chấn thương nghiêm trọng trong quá khứ hoặc có tuổi thơ bị lạm dụng, bỏ rơi.

Theo Brightside, một số nghiên cứu cho thấy có khoảng 1% dân số thế giới mắc phải hội chứng tâm thần này. Bệnh không có cách chữa trị nhưng có thể được “xoa dịu” bằng những liệu pháp tâm lý.

Cách nhận biết bệnh tâm thần kỳ lạ rối loạn thực tế:


– Người bệnh thường cố tình làm cho mình mắc bệnh hoặc gặp các vấn đề khác về sức khỏe.

– Rất thích đến bệnh viện để được khám bệnh và háo hức khi được gặp bác sĩ hoặc được nhập viện.

– Bệnh nhân sẽ tạo ra những câu chuyện kể về những triệu chứng họ gặp phải. Thường thì với họ, những triệu chứng này không bao giờ kết thúc để giúp họ liên tục “được” các bác sĩ thăm khám.

– Họ có sự am hiểu nhất định về các thuật ngữ y khoa.

3. Bệnh tâm thần rối loạn đa nhân cách

*

Giống như tên gọi, chứng bệnh này khiến người bệnh sống với nhiều dạng nhân cách khác nhau (thường là từ 2-3 danh tính).

Rối loạn đa nhân cách là một trong những dạng rối loạn tâm thần hiếm khi xảy ra. Tỷ lệ mắc bệnh nằm trong khoảng 0,01-1% dân số thế giới. Bệnh nhân cần được điều trị trong bệnh viện tâm thần.

Những dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh tâm thần rối loạn đa nhân cách bao gồm:

– Người bệnh cho rằng họ có nhiều hơn một danh tính. Tức là họ có nhiều tên, nhiều tính cách và nhiều giới tính khác nhau.

– Họ có sự chuyển đổi ngẫu nhiên từ danh tính này sang danh tính khác trong một khoảng thời gian nhất định.

– Thường xuyên bị mất trí nhớ.

– Người bệnh không nhận thức được điều gì đang xảy ra với tình trạng của họ. Điều này khiến cuộc sống của họ rất dễ bị xáo trộn và gây ra nhiều cuộc đấu trong trong gia đình, xã hội và nghề nghiệp.

4. Hội chứng Stendhal

*
Ảnh: Brightside.me

Hội chứng Stendhal còn có tên gọi khác là hội chứng Florence. Đây là tình trạng xuất hiện tạm thời khi một người bất ngờ tiếp xúc với vô số tác phẩm nghệ thuật (kiến trúc, hội họa và thời trang) tinh xảo. Hội chứng này được đặt theo tên của tác giả người Pháp – người từng có những trải nghiệm căng thẳng sau chuyến viếng thăm của mình tới thành phố nghệ thuật Florence của nước Ý.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tâm thần kỳ lạ Stendhal:

– Choáng ngợp, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu khi đứng trước cái đẹp.

– Mất phương hướng và nhầm lẫn.


– Tim đập nhanh, đột nhiên lo lắng quá mức.

– Ảo giác.

5. Hội chứng mất kiểm soát bàn tay

*
Ảnh: Brightside.me

Đây là một dạng bệnh tâm thần kỳ lạ, hiếm gặp. Theo đó, người bệnh mất hoàn toàn kiểm soát ở một bàn tay hoặc các chi khác trên cơ thể. Bệnh không có thuốc chữa trị. Người mắc bệnh thường phải dùng một bàn tay (hoặc chi) khác để kiểm soát phần đang bị mất kiểm soát.

Hội chứng này có thể xảy ra sau khi bạn trải qua một ca phẫu thuật tách não, phình động mạch, khối u trong não hoặc đột quỵ.


Dấu hiệu nhận biết:

– Một bên tay (hoặc chân) của người bệnh không hoạt động theo kiểm soát. Nó có xu hướng hoạt động tự do, thậm chí trở nên hung dữ với chính người bệnh bằng cách cố nắm lấy cổ, cào cáu hoặc cởi bỏ quần áo của họ.

– Bệnh nhân cảm thấy xa lạ với chính bàn tay (hoặc bàn chân) của mình đến mức có thể khiến họ tự làm tổn thương bản thân mình.

6. Nhận biết bệnh tâm thần ảo tưởng Cotard

*
Ảnh: Brightside.me

Bệnh tâm thần ảo tưởng Cotard còn được gọi là “hội chứng xác sống”. Đây có lẽ là dạng bệnh tâm thần đáng sợ nhất trong danh sách bệnh mà Hello Bacsi đang nhắc tới. Tuy nhiên, nó cực kỳ hiếm gặp.

Người bệnh luôn bị ám ảnh rằng họ thật sự đã chết, cơ thể đang bị thối rữa hoặc máu và các cơ quan nội tạng của họ không còn nữa.

Tên gọi của hội chứng này được đặt theo tên của nhà thần kinh học người Pháp Jules Cotard. Theo ghi chép trong tài liệu nghiên cứu, ông có một nữ bệnh nhân nghĩ rằng cô không có não, ngực, dạ dày và dây thần kinh. Nữ bệnh nhân này cho rằng cô đã chết đi rồi nên không cần ăn, uống gì cả. Cuối cùng, bệnh nhân tử vong do tuyệt thực nhiều ngày.

Các nhà khoa học tin rằng, bệnh có thể xuất hiện khi một bộ phận cụ thể của não gặp chấn thương nghiêm trọng.

Cách nhận biết người mắc bệnh tâm thần ảo tưởng Cotard:

– Bệnh nhân luôn nghĩ rằng mình đã chết hoặc mình là hồn ma. Cơ thể đang trong tình trạng bị thối rữa.

– Vì nghĩ rằng mình đã chết nên bệnh nhân ngừng ăn uống. Họ cho rằng hồn ma không cần chất dinh dưỡng.

– Thường xuyên phiền muộn.

7. Rối loạn chức năng thị giác (Visual Agnosia)

*


Chứng bệnh tâm thần kỳ lạ này khiến những gì bệnh nhân nhìn thấy trở nên sai lệch. Tức là người bệnh có thể tin rằng chiếc ghế họ đang nhìn thấy là một quả bóng hoặc ngược lại. Bệnh có khả năng xảy ra sau một đợt tổn thương não do ung thư, ngộ độc hoặc mất trí nhớ.

Dấu hiệu nhận biết:

– Bệnh nhân gặp rắc rối với việc nhận biết địa điểm, khuôn mặt người quen hoặc nhận thức các vấn đề khác trong cuộc sống của họ.

– Người bệnh có sự nhầm lẫn khó hiểu về những gì họ nhìn thấy trong đời sống.

8. Rối loạn tâm thần Wendigo

*
Ảnh: Brightside.me

Rối loạn tâm thần Wendigo còn có tên là hội chứng “ăn thịt người”. Tình trạng này mô tả một người có mong muốn mãnh liệt với việc ăn thịt người. Điều nguy hiểm hơn nữa là bệnh nhân hoàn toàn ý thức được hành động của mình và mong muốn của họ không xuất phát từ những hoàn cảnh đặc biệt như thiếu thốn lương thực hoặc đói kém.

Dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh tâm thần Wendigo:

– Trầm cảm

– Có hành vi hung hăng và bạo lực

– Luôn cho rằng mình là người cô đơn

Để chẩn đoán một dạng bệnh tâm thần kỳ lạ nào đó, bạn cần được bác sĩ chuyên khoa thực hiện những bài kiểm tra kỹ lưỡng. Những dấu hiệu nhận biết bệnh tâm thần kỳ lạ vừa kể trên sẽ giúp bạn dễ dàng nhận thấy sự bất thường của bản thân hoặc những người xung quanh để sớm đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ.

(*): loại virus gây bệnh bạch cầu đơn nhân và có liên quan đến một số bệnh ung thư như ung thư biểu mô vòm họng, ung thư dạ dày

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *