Tình Trạng Rối Nhiễu Tâm Lý Ở Trẻ Bị Rối Nhiễu Tâm Lý Ở Trẻ Em

Trong những năm gần đây, đời sống kinh tế, văn hóa xã hội ở nước ta có nhiều thành tựu, nhiều tiến bộ. Theo đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân càng được nâng lên. Hiện nay nước ta có cấu trúc dân số trẻ với khoảng 60% đang ở độ tuổi vị thành niên. Đó là nguồn lực quý giá để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, một vấn đề cần quan tâm là hiện tượng rối nhiễu tâm lý ở lứa tuổi dậy thì có chiều hướng gia tăng (chiếm khoảng 20%) đã gây nên sự lo lắng bức xúc trong xã hội.

Bạn đang xem: Trẻ bị rối nhiễu tâm lý


*

1. Các biểu hiện của rối nhiễu tâm lý

1.1. Rối nhiễu tâm lý là gì ?

Rối nhiễu tâm lý được hiểu là một tình trạng sang chấn về mặt tâm lý khiến các em có những bất ổn về mặt tâm lý có thể kéo theo những khó khăn về thể chất hay thần kinh, các sang chấn này do những tác động từ bên ngoài gây ra và có thể phòng ngừa hay can thiệp để tìm lại sự cân bằng.

1.2. Các biểu hiện rối nhiễu tâm lý

Những rối nhiễu tâm lý ở lứa tuổi vị thành niên thường biểu hiện ở những hành vi hay gây gổ, hay đánh nhau, đua xe, nói dối, lấy đồ đạc của bạn bè, ham mê cờ bạc, chơi game, chán học, bỏ nhà đi… Một số khác có biểu hiện hay lo âu, trầm cảm, nghiện hút và những rối loạn tâm thần trong học tập như stress, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ … từ đó dẫn đến rối loạn nhân cách và hành vi. Hiện tượng rối nhiễu tâm lý xuất hiện ở tuổi dậy thì và ngày càng có xu hướng gia tăng trong các trường học. Đây là một thực trạng nhà trường và các bậc phụ huynh cần quan tâm, phát hiện và có hướng khắc phục kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra đối với các em và gia đình.

2. Nguyên nhân của hiện tượng rối nhiễu tâm lý

Hiện tượng rối nhiễu tâm lý ở tuổi dậy thì có nhiều nguyên nhân cả trực tiếp và gián tiếp, về cơ bản những tác động chủ yếu ở các yếu tố sau:

2.1 Nguyên nhân từ gia đình

Ngày nay, kiểu gia đình hiện đại (gia đình hạt nhân) phát triển mạnh mẽ, ngoài những ưu điểm mang tính lịch sử, xã hội như: tính phù hợp với thời đại công nghiệp, gọn nhẹ, tính dân chủ cao… thì kiểu tổ chức này tạo ra mối quan hệ trong gia đình lỏng lẻo, sự liên kết gắn bó giữa các thế hệ ông bà - cha mẹ - con cháu không chặt chẽ, vì ít có thời gian đoàn tụ gặp gỡ, chia sẻ các vấn đề về gia đình và cuộc sống. Trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều cách ứng xử cực đoan đối với các em, hoặc là cha mẹ quá nuông chiều con, đáp ứng mọi yêu cầu đòi hỏi của con, hoặc là quá khắt khe, hay la mắng thậm chí chửi bới con cái, cha mẹ bắt con suốt ngày ở trong nhà không cho tiếp xúc với bạn bè, không cho tham gia các hoạt động của đoàn thể và xã hội. Bên cạnh đó một số gia đình cha mẹ bất hòa hay cãi nhau thậm chí dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, những trường hợp cha mẹ ly dị hoặc gia đình có những biến cố bất thường... đã gây cho các em sự hoang mang, thiếu niềm tin vào cuộc sống và dễ bị tổn thương về mặt tinh thần. Hơn nữa, do yêu cầu của công việc, cha mẹ lo lắng làm ăn phát triển kinh tế nên ít quan tâm đến cuộc sống tình cảm, ít gần gũi tâm sự với các em nên chưa hiểu hết, chưa chú ý lắng nghe tâm tư nguyện vọng và chia sẻ giúp con cái giải quyết những khó khăn vướng mắc về tâm lý mà các em không tự giải quyết được.

2.2. Nguyên nhân từ phía nhà trường

Hiện nay chương trình học trong các trường phổ thông quá tải, hơn nữa bệnh thành tích của các trường và ngành giáo dục đã tạo áp lực khá lớn cho học sinh làm các em mệt mỏi căng thẳng. Phần lớn các trường thiếu không gian sinh hoạt vui chơi giải trí, phương tiện hoạt động còn nghèo nàn nên các hoạt động sinh hoạt tập thể còn rất hạn chế chưa tạo ra được sân chơi phong phú để các em phát huy khả năng sở trường của mình.

Hầu hết các trường phổ thông chưa chú ý đến các biện pháp hỗ trợ tâm lý, việc vận dụng khoa học tâm lý - giáo dục trong nhà trường còn hạn chế, chưa thực sự hiệu quả trong khi nhu cầu của các em lại rất lớn. Mặt khác, bộ phận y tế học đường chưa đảm nhận được chức năng tư vấn tâm lý và sức khỏe cho các em.

Bên cạnh đó một số giáo viên ít quan tâm, gần gũi học sinh, chưa kịp thời uốn nắn những hành vi lệch chuẩn của học sinh. Đôi lúc có hiện tượng giáo viên chưa thật sự nêu gương về đạo đức, cách ứng xử có văn hóa để học sinh noi theo, thậm chí có giáo viên thể hiện cách ứng xử không đúng, xúc phạm học sinh khiến các em bị tổn thương... Trong nhà trường chưa phát huy hết vai trò của các đoàn thể, việc tổ chức sinh hoạt tập thể, ngoại khóa hình thức và nội dung còn nghèo nàn chưa thu hút được học sinh tham gia đông đảo.

2.3. Ảnh hưởng từ môi trường xã hội

Chúng ta đang sống trong thời điểm xã hội có những biến đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy có nhiều tiến bộ đáng mừng nhưng mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động tiêu cực đến nhận thức và hành vi của các em, hệ quả là một bộ phận ở độ tuổi dậy thì nhiễm lối sống ích kỷ, buông thả, đua đòi, thích hưởng thụ.

Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh dẫn đến không gian sinh hoạt, giải trí của các em bị thu hẹp, vì vậy nhiều em vùi đầu vào Internet và các trò chơi điện tử nên có biểu hiện sống ảo, thích bạo lực, sống buông thả từ đó phát sinh những suy nghĩ, hành động tiêu cực.

Các địa phương thiếu địa điểm sinh hoạt vui chơi giải trí, hầu hết các địa phương chưa có trung tâm tư vấn tâm lý (trừ những đô thị lớn) vì vậy khi các em gặp những rắc rối về tâm lý muốn được chia sẻ, muốn được tư vấn giúp đỡ gặp rất nhiều khó khăn.

2.4. Về bản thân các em ở lứa tuổi vị thành niên

Các em đang ở độ tuổi học sinh, một mặt do áp lực của việc học hành căng thẳng nên bị ức chế, mệt mỏi chán nản. Mặt khác, do ảnh hưởng của các phương tiện thông tin như Internet, sách báo, phim ảnh, game … có nội dung thiếu lành mạnh khó kiểm soát làm các em bị nhiễu loạn, mất phương hướng tạo ra những suy nghĩ hành động lệch chuẩn, vượt qua những khuôn khổ, quy định của xã hội cho phép. Thêm nữa, một số em còn bị bạn bè lôi kéo vào những sinh hoạt bê tha, thiếu lành mạnh trước những cám dỗ và cạm bẫy không thể tự thoát ra được nên ngày càng bế tắc.

3. Định hướng giải quyết tình trạng trên

Muốn khắc phục, hạn chế được tình trạng trên đòi hỏi phải có sự vào cuộc, kết hợp chặt chẽ của nhiều tổ chức đoàn thể và gia đình thì mới đạt được hiệu quả mong muốn.

Trước hết, gia đình phải là chỗ dựa vững chắc trong đời sống tình cảm tinh thần của các em. Phụ huynh, cha mẹ cần giúp các em hình thành bản lĩnh, ổn định nhân cách ngay ở tuổi mới lớn để khi gặp khó khăn vướng mắc về tâm lý các em có thể tự giải quyết được trong phạm vi nhất định.

Cha mẹ không nên khắt khe quá đáng, không nên áp đặt và bắt các em làm theo suy nghĩ của mình, nên khuyến khích các em ý thức độc lập, tư duy sáng tạo tích cực của các em. Cần tránh những lời lẽ, hành vi xúc phạm gây tổn thương cho các em.

Cần lắng nghe, tìm hiểu quan tâm đến những biến đổi về tâm lý, chú ý đến sự thay đổi hành vi của các em. Một mặt gần gũi tâm sự trò chuyện giúp các em giải quyết những khó khăn vướng mắc, đồng thời uốn nắn kịp thời những suy nghĩ hành vi lệch chuẩn mang tính tiêu cực.

Tạo không khí hòa thuận vui vẻ, ấm áp thoải mái trong những sinh hoạt gia đình trong các bữa ăn, tổ chức đi thăm họ hàng người thân, đi du lịch… để các em gắn bó, hòa nhập tốt với cuộc sống gia đình.

Đối với ngành giáo dục cần giảm tải chương trình học tập, tránh gây áp lực căng thẳng lo âu cho học sinh trong các kỳ thi, cần phải động viên khuyến khích tinh thần tự học, động cơ học tập tự nguyện, tạo hứng thú học tập cho học sinh.

Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề để các em được vui chơi, giải trí, gắn bó với tập thể, hợp tác chia sẻ với bạn bè, qua hoạt động phát huy tính chủ động và những năng khiếu tiềm ẩn, tạo niềm vui cho các em, giúp các em tránh xa những cám dỗ và tệ nạn xã hội.

Đội ngũ quản lý trong ngành giáo dục cần có nhận thức đầy đủ về thực trạng rối nhiễu tâm lý của học sinh là nguy cơ đáng lo ngại cần phải quan tâm đúng mức, nhà trường cần thành lập Chi hội Tâm lý - Giáo dục làm nhiệm vụ tư vấn tâm lý học đường, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu nghiên cứu và thực hành của Khoa học tâm lý, kịp thời xử lý giải quyết những vướng mắc về tâm lý, tình cảm của học sinh ở độ tuổi vị thành niên.

Củng cố và phát huy tác dụng của bộ phận y tế học đường, thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe y tế cho các em. Bên cạnh đó cần phát huy mạnh mẽ vai trò tổ chức của các đoàn, đội, thành lập các câu lạc bộ học tập, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ... Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất tạo điều kiện cho học sinh có địa điểm vui chơi giải trí lành mạnh trong nhà trường.

Xem thêm: Trẻ em là gì trong tâm lý học, tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non ltđh for learner

Ngoài việc chăm lo đời sống vật chất thì việc chăm lo đời sống tinh thần, tâm lý của học sinh là rất quan trọng. Đó không phải là công việc một sớm một chiều có thể giải quyết được ngay mà cần có kế hoạch lâu dài, thường xuyên, đòi hỏi phải có biện pháp khoa học, tính kiên trì, sự tinh tế khéo léo mới có hiệu quả. Công tác này cần phải có sự kết hợp đồng bộ, sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội mới có thể tháo gỡ, khắc phục hiện tượng rối nhiễu tâm lý ở lứa tuổi vị thành niên đang là mối quan tâm của toàn xã hội đối với những chủ nhân tương lai của đất nước.

Bài viết bởi Lê Thị Hường - Bác sĩ đa khoa - Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế blogtamly.com Times City

Bệnh tâm thần ở trẻ em là rối loạn tâm thần do nhiều yếu tố gây lên, trong đó có yếu tố di truyền và chất hóa học của não. Vì thế, nhiều bệnh tâm thần có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc, liệu pháp tư vấn tâm lý hoặc kết hợp cả hai.

Gần 5 triệu trẻ em ở Hoa Kỳ mắc một số loại bệnh tâm thần nghiêm trọng (một loại bệnh ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày). Trong bất kỳ năm nào, 20% trẻ em Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần. Thực tế, thuật ngữ "bệnh tâm thần" không hoàn toàn chính xác, bởi vì có nhiều yếu tố "vật lý" - bao gồm di truyền và chất hóa học của não - có thể liên quan đến sự phát triển của rối loạn tâm thần. Do đó, nhiều rối loạn tâm thần có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc, liệu pháp tư vấn tâm lý hoặc kết hợp cả hai.

1. Sức khỏe tâm thần ở trẻ em

Việc xác định các bệnh tâm thần ở trẻ em có thể khó khăn đối với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Trẻ em khác với người lớn ở chỗ chúng trải qua nhiều thay đổi về thể chất, tinh thần và cảm xúc khi chúng tiến bộ trong quá trình tăng trưởng và phát triển tự nhiên. Họ cũng đang trong quá trình học cách đối phó, thích nghi và liên hệ với những người khác và thế giới xung quanh.

Hơn nữa, mỗi đứa trẻ trưởng thành theo tốc độ riêng của chúng, và những gì được coi là "bình thường" ở trẻ em nằm trong một loạt các hành vi và khả năng. Vì những lý do này, bất kỳ chẩn đoán rối loạn tâm thần nào cũng phải xem xét khả năng hoạt động của trẻ ở nhà, trong gia đình, ở trường và với các bạn cùng lứa tuổi, cũng như tuổi và các triệu chứng của trẻ.

2. Tình trạng sức khỏe tâm thần nào phổ biến nhất ở trẻ em?

Có một số dạng rối loạn tâm thần khác nhau có thể ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm:

Rối loạn học tập và giao tiếp: Trẻ em mắc các chứng rối loạn này gặp vấn đề trong việc lưu trữ và xử lý thông tin, cũng như liên hệ các suy nghĩ và ý tưởng của chúng.Rối loạn tic: Những rối loạn này khiến một người thực hiện các chuyển động và âm thanh lặp đi lặp lại, đột ngột, không tự chủ (không có chủ đích) và thường là vô nghĩa, gọi là tics.

Một số rối loạn này, chẳng hạn như rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, rối loạn tâm trạng và tâm thần phân liệt, có thể xảy ra ở người lớn cũng như trẻ em. Những người khác chỉ bắt đầu từ thời thơ ấu, mặc dù họ có thể tiếp tục đến tuổi trưởng thành. Không có gì lạ khi một đứa trẻ mắc nhiều hơn một chứng rối loạn.

*

3. Các triệu chứng rối loạn tâm thần ở trẻ em là gì?

Các triệu chứng bệnh tâm thần ở trẻ em khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh tâm thần. Một số triệu chứng chung bao gồm:

Không có khả năng đối phó với các vấn đề và hoạt động hàng ngày
Thay đổi thói quen ngủ và / hoặc ăn uống
Than phiền quá mức về các bệnh thể chất
Bất chấp chính quyền, trốn học, ăn cắp hoặc làm hư hỏng tài sản
Sợ tăng cân
Tâm trạng tiêu cực kéo dài, thường kèm theo chán ăn và nghĩ đến cái chết
Cơn giận dữ thường xuyên
Những thay đổi trong kết quả học tập, chẳng hạn như bị điểm kém mặc dù đã cố gắng tốt
Mất hứng thú với bạn bè và các hoạt động mà họ thường yêu thích
Tăng đáng kể thời gian ở một mình
Lo lắng hoặc lo lắng quá mức
Hiếu động thái quá
Những cơn ác mộng dai dẳng hoặc nỗi kinh hoàng về đêm
Không vâng lời dai dẳng hoặc hành vi hung hăng
Nghe giọng nói hoặc nhìn thấy những thứ không có ở đó (ảo giác)

4. Nguyên nhân nào gây ra rối loạn tâm thần ở trẻ em?

Nguyên nhân chính xác của hầu hết các rối loạn tâm thần vẫn chưa được biết, nhưng nghiên cứu cho thấy có thể liên quan đến sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm di truyền, sinh học, chấn thương tâm lý và căng thẳng môi trường. Cụ thể:

Di truyền (di truyền): Nhiều rối loạn tâm thần xảy ra trong gia đình, cho thấy rằng các rối loạn, hay chính xác hơn là một tổn thương đối với các rối loạn, có thể được truyền từ cha mẹ sang con cái thông qua gen.Sinh học: Giống như ở người lớn, nhiều rối loạn tâm thần ở trẻ em có liên quan đến hoạt động bất thường của các vùng não cụ thể kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức và hành vi. Những chấn thương ở đầu đôi khi cũng có thể dẫn đến những thay đổi về tâm trạng và tính cách.Sang chấn tâm lý: Một số rối loạn tâm thần có thể được kích hoạt bởi chấn thương tâm lý, chẳng hạn như lạm dụng tình dục, thể chất hoặc tình dục nghiêm trọng; một mất mát ban đầu quan trọng, chẳng hạn như mất cha hoặc mẹ và bị bỏ bê.Căng thẳng môi trường: Các sự kiện căng thẳng hoặc chấn thương có thể gây ra rối loạn ở một người dễ bị rối loạn tâm thần.

5. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh tâm thần ở trẻ em?

Cũng như người lớn, các rối loạn tâm thần ở trẻ em được chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng. Tuy nhiên, chẩn đoán bệnh tâm thần ở trẻ em có thể đặc biệt khó khăn. Nhiều hành vi được coi là triệu chứng của rối loạn tâm thần, chẳng hạn như nhút nhát, lo lắng (căng thẳng), thói quen ăn uống kỳ lạ và nóng nảy, có thể xảy ra như một phần bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Các hành vi trở thành triệu chứng khi chúng xảy ra rất thường xuyên, kéo dài, xảy ra ở độ tuổi khác thường hoặc gây ra sự gián đoạn đáng kể cho cuộc sống của trẻ và / hoặc gia đình.

Nếu các triệu chứng xuất hiện, bác sĩ sẽ bắt đầu đánh giá bằng cách thực hiện khám sức khỏe toàn diện và tiền sử phát triển cũng như khám sức khỏe. Mặc dù không có xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để chẩn đoán cụ thể các rối loạn tâm thần, bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán khác nhau, chẳng hạn như hình ảnh thần kinh và xét nghiệm máu, để loại trừ bệnh thực thể hoặc tác dụng phụ của thuốc là nguyên nhân gây ra các triệu chứng.

Nếu không tìm thấy bệnh lý thể chất, đứa trẻ có thể được giới thiệu đến bác sĩ tâm thần hoặc nhà tâm lý học trẻ em và vị thành niên. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe được đào tạo đặc biệt để chẩn đoán và điều trị bệnh tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý học sử dụng các công cụ phỏng vấn và đánh giá được thiết kế đặc biệt để đánh giá một đứa trẻ có bị rối loạn tâm thần hay không. Bác sĩ đưa ra chẩn đoán dựa trên các báo cáo về các triệu chứng của trẻ và quan sát thái độ và hành vi của trẻ. Bác sĩ thường phải dựa vào báo cáo từ cha mẹ, giáo viên và những người lớn khác của đứa trẻ, vì trẻ em thường khó giải thích các vấn đề của chúng hoặc hiểu các triệu chứng của chúng. Sau đó, bác sĩ sẽ xác định xem các triệu chứng của trẻ có chỉ ra một chứng rối loạn tâm thần cụ thể hay không.

*

6. Bệnh tâm thần ở trẻ em được điều trị như thế nào?

Các bệnh tâm thần cũng giống như nhiều chứng rối loạn y tế, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim, cần được điều trị liên tục. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc điều trị cho người lớn bị rối loạn tâm thần, nhưng việc điều trị cho trẻ em vẫn chưa được hiểu rõ. Các chuyên gia vẫn đang khám phá phương pháp điều trị nào hiệu quả nhất đối với những tình trạng bệnh ở trẻ em. Hiện nay, nhiều phương pháp điều trị được sử dụng cho trẻ em, bao gồm nhiều loại thuốc, giống như các phương pháp điều trị cho người lớn nhưng với liều lượng khác nhau. Các lựa chọn điều trị phổ biến nhất được sử dụng bao gồm:

Tâm lý trị liệu: Tâm lý trị liệu (một loại tư vấn thường được gọi đơn giản là liệu pháp) giải quyết phản ứng cảm xúc đối với bệnh tâm thần. Đó là một quá trình mà trong đó các chuyên gia sức khỏe tâm thần được đào tạo giúp mọi người đối phó với bệnh tật của họ, thường bằng cách nói chuyện thông qua các chiến lược để hiểu và đối phó với các triệu chứng, suy nghĩ và hành vi của họ. Các loại liệu pháp tâm lý thường được sử dụng với trẻ em là liệu pháp hỗ trợ, nhận thức-hành vi, giữa các cá nhân, nhóm và gia đình.Liệu pháp sáng tạo: Một số liệu pháp nhất định, chẳng hạn như liệu pháp nghệ thuật hoặc liệu pháp vui chơi, có thể hữu ích, đặc biệt là với trẻ nhỏ, những người có thể gặp khó khăn trong việc truyền đạt suy nghĩ và cảm xúc của mình.

7. Tác dụng phụ của điều trị bệnh tâm thần là gì?

Các loại thuốc khác nhau có các tác dụng phụ khác nhau và một số trẻ không thể dung nạp một số loại thuốc nhất định. Mặc dù các loại thuốc được FDA chấp thuận để điều trị rối loạn tâm thần ở trẻ em thường được coi là an toàn, bác sĩ có thể cần thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng để giảm thiểu tác dụng phụ. Có thể mất một số lần thử và sai để tìm ra loại thuốc phù hợp nhất với từng đứa trẻ.

8. Triển vọng cho trẻ em bị rối loạn tâm thần là gì?

Nếu không điều trị, nhiều rối loạn tâm thần có thể tiếp tục đến tuổi trưởng thành và dẫn đến các vấn đề trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống trưởng thành của người đó. Những người bị rối loạn tâm thần không được điều trị có nguy cơ cao mắc nhiều vấn đề, bao gồm lạm dụng rượu hoặc ma túy và (tùy thuộc vào loại rối loạn) có hành vi bạo lực hoặc tự hủy hoại bản thân, thậm chí tự tử.

Khi được điều trị sớm và thích hợp, nhiều trẻ em có thể hồi phục hoàn toàn khỏi chứng rối loạn tâm thần hoặc kiểm soát thành công các triệu chứng của mình. Mặc dù một số trẻ em trở thành người lớn tàn tật vì rối loạn mãn tính hoặc trầm trọng, nhưng nhiều người trải qua bệnh tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm hoặc lo âu, vẫn có thể sống một cuộc sống đầy đủ và hữu ích.

*

9. Nghiên cứu nào đang được thực hiện về rối loạn tâm thần ở trẻ em?

Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu về bệnh tâm thần đều tập trung vào người lớn. Tuy nhiên, cộng đồng sức khỏe tâm thần hiện đã bắt đầu tập trung vào bệnh tâm thần ở trẻ em. Các nhà nghiên cứu đang xem xét sự phát triển thời thơ ấu theo khía cạnh bình thường và bất thường, cố gắng tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển có thể có tác động như thế nào đến sức khỏe tâm thần.

Mục đích là cố gắng dự đoán và cuối cùng là ngăn ngừa các vấn đề phát triển có thể dẫn đến bệnh tâm thần. Một phần quan trọng của nghiên cứu này là xác định các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phát triển chứng rối loạn tâm thần của trẻ. Ngoài ra, cộng đồng sức khỏe tâm thần đang kêu gọi nghiên cứu thêm về các loại thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn tâm thần cho trẻ em.

10. Rối loạn tâm thần ở trẻ em có thể ngăn ngừa được không?

Hầu hết các rối loạn tâm thần là do sự kết hợp của các yếu tố và không thể ngăn chặn được. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng được nhận biết và bắt đầu điều trị sớm, nhiều tác động gây đau buồn và tàn tật của rối loạn tâm thần có thể được ngăn chặn hoặc ít nhất là giảm thiểu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm sốHOTLINEhoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
blogtamly.com để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *