Bảo hiểm cảm xúc♦ April 19, 2012♦ Leave a comment
CÁC CÁCH PHÂN LOẠI CẢM XÚC 1. Cách thứ nhất: Phân biệt cảm xúc cao và cảm xúc thấp.– Cảm xúc thấp: là cảm xúc sơ đẳng, xuất hiện từ những nhu cầu của cơ thể, bản năng, như thích ngọt ghét đắng, sợ hãi khi gặp nguy hiểm …– Cảm xúc cao: còn gọi là tình cảm, xuất hiện trong mối quan hệ xã hội, phụ thuộc vào việc thỏa mãn các nhu cầu có tính chất xã hội, thẩm mỹ, luân lý … cảm xúc cao phát triển trên cơ sở ý thức. Cảm xúc cao chi phối, kìm hãm cảm xúc thấp. Lòng yêu nước, yêu cái tốt, ghét cái xấu là những cảm xúc cao.
Bạn đang xem: Tình cảm âm tính
2. Cách thứ hai: Chia theo cảm xúc âm tính và dương tính.– Cảm xúc dương tính: biểu hiện sự thỏa mãn, làm tăng nghị lực, thúc đẩy hoạt động như: cảm xúc vui sướng, thân ái thiện cảm …– Cảm xúc âm tính: biểu hiện sự không thỏa mãn, làm mất hứng thú, giảm nghị lực như cảm xúc buồn rầu, xấu hổ, tức giận …3. Cách thứ ba: Chia theo cường độ.– Khí sắc: là trương lực của cảm xúc J. Delay đã định nghĩa: “khí sắc là trạng thái cảm xúc cơ bản, phong phú trong cách biểu lộ cảm xúc và bản năng, nó tạo ra trong tâm hồn mỗi người một sắc điệu dễ chịu hoặc khó chịu, dao động giữa hai cực “thích thú” và “đau khổ”. Khí sắc thể hiện cường độ cảm xúc con người trong một thời điểm nhất định. Trong hội chứng trầm cảm thì khí sắc giảm và ngược lại trong hội chứng hưng cảm thì khí sắc tăng.– Ham thích: là cảm xúc mạnh, sâu sắc, bền vững trong một thời gian dài, ham thích thúc đẩy hoạt động có ý chí, như ham thích âm nhạc, thơ văn, học tập …– Xung cảm: là một cảm xúc có cường độ mãnh liệt, quá mức, xuất hiện đột ngột trong một thời gian ngắn, thường kèm theo xung động ngôn ngữ và vận động, do tác dụng của những kích thích mạnh gây sợ hãi hoặc bất toại, xung cảm gọi là bệnh lý khi nó xuất hiện không tương ứng với kích thích thực tế bên ngoài mà dường như do những kích thích bên trong. Ở trẻ con, những cơn xung cảm thường được thể hiện bằng các cơn ngất, xỉu. Xung cảm thường gặp trong hội chứng hưng cảm, sa sút trí tuệ, động kinh, ngộ độc rượu, tâm thần phân liệt.BA DẠNG CẢM XÚC CƠ BẢNTùy theo từng thời điểm, các nội tiết tố khác nhau, mà thực chất là các chất hoá học được tiết ra, sẽ có tác dụng khác nhau lên não bộ, cụ thể là lên hệ thần kinh cảm nhận, và sau đó làm ảnh hưởng tới các quá trình trao đổi chất của cơ thể.Các cảm xúc được tạo ra từ những thay đổi rất phức tạp của não bộ và hệ thần kinh dưới tác động của các nội tiết tố và những loại hoá chất khác. Tuy nhiên, có một yếu tố ảnh hưởng rất mạnh đến cách mà não bộ cảm nhận được cảm xúc, đó là tốc độ dẫn truyền thông tin giữa các nơ-ron thần kinh (tức các tế bào thần kinh).
Dựa vào tính chất của các nội tiết tố được tạo ra mà tốc độ dẫn truyền các tín hiệu thần kinh sẽ nhanh hay chậm. Tùy vào tốc độ và chất lượng dẫn truyền các tín hiệu thần kinh, não bộ sẽ cho ta các dạng cảm xúc khác nhau. Chúng ta có thể phân các cảm xúc ra làm 3 dạng cơ bản là cảm xúc tốt, cảm xúc trung tính và cảm xúc xấu.1/ Cảm xúc tốt – Thức ăn bổ dưỡng cho não bộ Đây chính là các cảm xúc mà mọi người đều khao khát để có được.Cảm xúc tốt là những cảm xúc mà các loại nội tiết tố được tạo ra sẽ tác động có ích cho cơ thể, giúp tăng nhanh tốc độ và chất lượng dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Cảm xúc tốt sẽ tăng cường và hoàn thiện các quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể hồi phục, đào thải các chất độc hại, trẻ hóa các tế bào, giúp các cơ quan chức năng hoạt động hoàn hảo.Các trạng thái cảm xúc tốt bao gồm: hào hứng, vui vẻ, tự hào, sung sướng, hài lòng, yêu đương, hạnh phúc,… và đặc biệt là các khoái cảm tình dục. Hoạt động tình dục là cách nhanh chóng giúp cho con người đạt được cảm xúc tốt ở mức cao nhất.
2/ Cảm xúc trung tính – Sự cân bằng của cơ thể Trong những điều kiện bình thường, cơ thể của con người là một bộ máy sinh học và có các hoạt động cần thiết để duy trì sự sống, sự tồn tại của bản thân. Trong tình trạng cảm xúc này, tốc độ dẫn truyền các tín hiệu thần kinh được duy trì ở mức đạt tiêu chuẩn theo nhu cầu của cơ thể.Trạng thái cảm xúc bình thường này chiếm phần lớn thời gian trong cuộc sống của bạn. Đây chính là loại cảm giác trung tính. Trong trạng thái này, tất cả các cơ quan đều hoạt động bình thường, tạo cho chúng ta cảm giác “mọi việc đều ổn”.Cảm xúc trung tính giúp bạn nhận thức được sự hoạt động bình ổn của cơ thể và đây là trạng thái cân bằng về tinh thần và năng lượng.Tuy nhiên, các cảm xúc trung tính nếu tồn tại trong một khoảng thời gian dài sẽ tạo ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho các hoạt động của não bộ. Chúng sẽ tạo ra các trạng thái vô cảm, buồn chán và trì trệ.3/ Cảm xúc xấu – Những liều thuốc độc Cảm xúc xấu sẽ tạo ra những chất độc hại, có tác dụng xấu đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, làm tắc nghẽn các dòng dẫn truyền tín hiệu thần kinh, làm rối loạn vòng tuần hoàn máu và dưỡng khí. Cảm xúc xấu sẽ phá vỡ sự cân bằng của quá trình trao đổi chất, dẫn đến tình trạng làm suy yếu các cơ quan chức năng của cơ thể, hủy hoại các tế bào, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tạo ra hàng loạt các loại vấn đề về sức khỏe và các loại bệnh tật.Trừ một số trường hợp đặc biệt dùng cảm xúc xấu như một công cụ kích thích để làm tăng mức độ cảm xúc tốt, các cảm xúc xấu luôn là mối nguy hiểm, ảnh hưởng và đe doạ sự tồn tại của cá nhân. Do vậy cảm xúc xấu là loại cảm xúc mà tất cả mọi người đều né tránh, phòng ngừa hay tìm cách triệt tiêu những ảnh hưởng xấu của nó.Ở một khía cạnh khác, cảm xúc xấu sẽ tạo ra tâm bệnh, mà đây lại là nguyên nhân chính tạo ra hầu hết các loại bệnh tật của con người.Trong cuộc sống, các loại cảm xúc của con người là những trạng thái tâm lý rất phức tạp. Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng mỗi một cảm xúc đều được tạo ra từ việc bắt nguồn hay pha trộn lẫn nhau giữa những trạng thái cảm xúc khác nhau.Có một số giả thuyết nêu ra rằng giống như việc hòa các màu sắc cơ bản với nhau, tùy theo tỷ lệ, chúng ta sẽ có hàng triệu màu sắc khác nhau, cảm xúc cũng sẽ có bốn loại căn bản: vui, buồn, yêu, ghét. Tuy nhiên trong quá trình thử áp dụng để phân tích thì giả thuyết này không thể lý giải được những trạng thái cảm xúc khác nhau như: tự hào, dũng cảm, tin tưởng, tò mò,…Dưới góc độ khoa học của lý thuyết về cảm xúc, các loại cảm xúc khác nhau mà chúng ta có được là do những tỷ lệ khác nhau của một số hoóc-môn chính trong não bộ mà endorphin và serotonin là hai loại đóng vai trò quan trọng nhất.
Cảm xúc – tình cảm là sự phản ánh khách quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần của chủ thể đó.
CHUYÊN ĐỀ RÔI LOẠN CẢM XÚC
1.1 Định nghĩa:
Cảm xúc – tình cảm là sự phản ánh khách quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần của chủ thể đó.
1.2 Mối quan hệ giữa cảm xúc và tình cảm:
- Cảm xúc là biểu hiện của tình cảm trong hoàn cảnh cụ thể.
- Cảm xúc diễn ra trong một thời gian ngắn và luôn đi kèm với những biến đổi về sinh lý như thay đổi nội tiết, nhịp tim, nhịp thở.
- Tình cảm phản ánh thái độ khái quát của cá nhân, đó là sự khái quát những cảm xúc.
- Tình cảm bền vững và ổn định hơn cảm xúc.
- Tình cảm được thể hiện bằng cảm xúc trong những trường hợp cụ thể.
1.3 Vai trò của cảm xúc, tình cảm đối với hoạt động của con người
- Tình cảm nói lên bản chất của con người, được thể hiện qua hành động và thái độ của con người đối với sự vật và hiện tượng khách quan.
- Cảm xúc, tình cảm cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của con người. Hoạt động của các chức năng tâm thần( Tri giác, tư duy, trí nhớ, hoạt động có ý chí) đều chịu ảnh hưởng của cảm xúc-tình cảm.
II. CÁC CÁCH PHÂN LOẠI CẢM XÚC
Cách thứ nhất:
- Cảm xúc cao: còn gọi là tình cảm, xuất hiện trong quá trình lao động, trong các mối liên quan đến xã hội, phát triển trên cơ sở ý thức. Cảm xúc cao có tác dụng chi phối, kìm hãm cảm xúc thấp, các xung động bản năng: Yêu nước, căm thù giặc, ghét cái xấu, tìm cái đẹp là những cảm xúc cao.
- Cảm xúc thấp: Còn gọi là cảm xúc sơ đẳng, xuất hiện từ những nhu cầu của cơ thể, dựa trên hoạt động của các bản năng và là biểu hiện của bản năng.
Cách thứ 2:
- Cảm xúc dương tính: cảm xúc thể hiện sự thỏa mãn trong tâm thần, tăng thêm nghị lực, thúc đẩy hoạt động như: cảm xúc vui sướng, thân ái, thiện cảm.
- Cảm xúc âm tính: Cảm xúc biểu hiện sự không thỏa mãn, làm mất hứng thú, giảm nghị lực, buồn rầu, thù hằn, xấu hổ.
Cách thứ 3:
- Khí sắc: Còn gọi là trương lực cảm xúc. Là trạng thái cảm xúc không mạnh lắm, biểu hiện trong khoảng thời gian tương đối dài( từ nửa giờ tới vài tuần). Sắc thái cảm xúc hoặc trầm hoặc tăng, hoặc dương hoặc âm nhưng trong thời gian ấy vẫn giữ nguyên không đổi.
- Ham thích: Cảm xúc mạnh, sâu sắc, bền vững trong một thời gian dài. Ham thích thúc đẩy hoạt động có ý chí, có những ham thích suốt đời như: thể thao, vẽ…
- Xung cảm: Cảm xúc mãnh liệt, quá mức, xuất hiện trong một thời gian ngắn do tác dụng của những kích thích mạnh: Xung cảm giận dữ, nghen tuông. Xung cảm gọi là sinh lý khi có phản ứng dữ dội nhưng còn kiểm soát được của lý trí. Là bệnh lý khi mất sự kiểm soát này và thường có tính chất xâm phạm và chống xã hội mặc dù kích thích không mạnh lắm.
III, RỐI LOẠN CẢM XÚC - TÌNH CẢM
Khi ngưỡng hưng phấn cao thì kích thích có cường độ mạnh mới gây được phản ứng cảm xúc nhẹ hoặc không gây ra được phản ứng cảm xúc nào. Ngược lại khi ngưỡng hưng phấn thấp thì chỉ cần kích thích nhẹ hoặc trung bình cũng gây ra phản ứng cảm xúc mạnh.
3.1. Các triệu chứng giảm và mất cảm xúc
- Giảm khí sắc: Là khí sắc buồn rầu, ủ rũ, chán nản
- Cảm xúc bàng quan – vô cảm: Là sự thờ ơ, dửng dưng với tất cả những gì xảy ra xung quanh, người bệnh thụ động, lờ đờ, không biểu hiện cảm xúc ra nét mặt, không thiết gì, thường ngồi một chỗ, xa lánh mọi người, thường gặp trong TTPL.
- Cảm xúc tàn lụi: Mức độ rối loạn nặng hơn, không những không có phản ứng cảm xúc với mọi kích thích mà còn mất khả năng biểu hiện cảm xúc. Người bệnh thường nằm lỳ trên giường, ngồi ở góc nhà suốt ngày, không vệ sinh cá nhân.
- Mất cảm giác tâm thần: Mất mọi phản ứng cảm xúc nhưng nếu kiên trì thì vẫn tiếp xúc được, có người còn thấy đau khổ vì hiện tượng mất cảm xúc của mình, nhiều khi quá đau khổ đã dẫn bệnh nhân tới tự sát. Thường gặp trong trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
3.2 Các triệu chứng tăng cảm xúc
- Cảm xúc không ổn định: Dễ chuyển từ cảm xúc này sang cảm xúc khác một cách nhanh chóng và thường trái ngược nhau.
- Khoái cảm: Người bệnh vui vẻ một cách vô nghĩa , khí sắc tăng không thích hợp với hoàn cảnh. Người bệnh thấy hài lòng với tất cả mọi thứ xung quanh nên cười thích thú, cười hô hố suốt ngày, Gặp trong các bệnh thực thể não, loạn thần sau chấn thương sọ não…
- Cảm xúc say đắm: Là trạng thái tăng cảm xúc cao độ, xuất hiện đột ngột và nhất thời. Người bệnh trong tư thế say đắm, không nói, không cử động, mồm há hốc, mắt nhìn xa xăm. Thường gặp trong TTPL
3.3 Các rối loạn cảm xúc dị thường:
- cảm xúc hai chiều: Trước một sự việc nào đó người bệnh đồng thời xuất hiện hai loại cảm xúc trái ngược nhau như: vừa yêu, vừa ghét, vùa khóc vùa cười, thường gặp trong TTPL
- cảm xúc trái ngược: Nhận được tin vui lại khóc, tin buồn lại cười, gặp trong TTPL.
VI. CÁC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN CẢM XÚC
4.1. Hội chứng trầm cảm: Hội chứng trầm cảm điển hình được biểu hiện bằng quá trình ức chế toàn bộ các hoạt động tâm thần, gồm:
- Cảm xúc bị ức chế: Là triệu chứng chủ yếu nhất biểu hiện bằng cảm xúc buồn rầu biểu hiện ở các mức độ khác nhau: Chán nản, thất vọng,trạng thái buồn chán nặng nề, sâu sắc, không có lối thoát dễ dẫn đến tự sát.
Buồn có thể kèm theo trạng thái bứt dứt toàn thân uể oải, chân tay rã rời, cảm giác khó chịu, luôn cảm thấy đau khổ, nét mặt ủ rũ, mệt mỏi thấy quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một màu đen tối, cảm thấy mình bị thất bại, bất lực, tự dánh giá bản thân thấp kém.
Xem thêm: Thẻ ghi nhớ: bài 5: tâm lý học nhân các mức độ của năng lực trong tâm lý học
- Tư duy bị ức chế: Quá trình liên tưởng chậm chạp, hồi ức xuất hiện khó khăn, dòng tư duy bị ngừng trệ, khó diễn đạt ý nghĩ của mình thành lời nói. Có thể là các ý nghĩ tự ti, hèn kém, phẩm chất xấu, phạm nhiều khuyết điểm, cảm giác xấu hổ, không xứng đáng, không có khả năng, có thể dẫn tới hoang tưởng, thường gặp các hoang tưởng bị tội, tự buộc tội, nghi bệnh, phủ định.
- Vận động bị ức chế: Bệnh nhân ngồi hàng giờ, ít đi lại hoặc nằm im một chỗ ở những nơi yên tĩnh, kín đáo như trong buồng hoặc ở trong phòng tối, không muốn tiếp xúc với ai.
Hội chứng trầm cảm gặp trong các rối loạn trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, TTPL, loạn thần phản ứng, loạn thần triệu chứng.
4.2. Hội chứng hưng cảm: Hưng cảm điển hình: Trạng thái hưng cảm được biểu hiện bằng sự hưng phấn các hoạt động tâm thần nổi bật là:
- Cảm xúc hưng phấn: Khí sắc tăng, vui vẻ, lạc quan, tràn đầy sinh lực, nhận cảm sức khỏe hoàn hảo, mệt mỏi tan biến. Thế giới bên ngoài đối với bệnh nhân rất rực rỡ, vui tươi.
- Tư duy hưng phấn: Dòng tư duy phi tán, liên tưởng mau lẹ, hay ví von, hóm hỉnh, giàu hình tượng. thích làm thơ ca, hò vè nhưng nông cạn, chú ý luôn thay đổi, có nhiều chương trình, nhiều sáng kiến. Hoang tưởng tự cao xuất hiện với những đặc điểm: Hoang tưởng xuất hiện song song với khí sắc hưng phấn, khí sắc giảm thì hoang tưởng cũng mờ đi và mất.
- Vận động hưng phấn: Không ngủ hoặc ít ngủ, Lúc nào cũng hoạt động, can thiệp vào mọi công việc, làm việc không biết mệt mỏi, rất nhiều chương trình, dự án, sáng kiến nhưng không có kế hoạch nào thực hiện được, làm đủ mọi việc nhưng không có việc nào đến nơi đến chốn.
Hội chứng hưng cảm thường gặp trong các rối loạn hưng cảm, loạn thần triệu chứng, TTPL, rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
4.3. Hội chứng loạn cảm:
- khí sắc u sầu, hằn học, bất mãn với xung quanh.
- Tăng cảm giác, dễ bị kích thích.
- Khuynh hướng bạo động, dễ bùng nổ những cơn giận dữ, tấn công người khác. Thường gặp trong động kinh, nhân cách bệnh, bệnh thực thể não.
4.4. Hội chứng vô cảm:
Là kết hợp sụ lãnh đạm, bàng quan với sụ mất hoạt động hoàn toàn và bất lực, thờ ơ với ngoại cảnh, mất linh hoạt, mất ý chí, thường gặp trong TTPL.
V. CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN CẢM XÚC
5.1 chẩn đoán giai đoạn hưng cảm
5.1.1.Hưng cảm nhẹ: Tăng khí sắc nhẹ và dai dẳng( kéo dài ít nhất nhiều ngày), tăng năng lượng và hoạt động. Bệnh nhân dễ chan hòa, ba hoa, suồng sã, tăng tình dục, giảm nhu cầu ngủ, có khi cáu kỉnh, tự phụ và thô lỗ.
5.1.2 Hưng cảm không có các T/C loạn thần: Khí sắc tăng cao không tương ứng với hoàn cảnh có thể thay đổi từ vui vẻ vô tư đến kích động. Sự hưng phấn thường kèm theo tăng năng lượng, đưa đến hoạt động thái quá, nói nhanh, giảm nhu cầu ngủ, mất khả năng kiềm chế xã hội thông thường, chú ý không duy trì được. Tự cao quá mức, quá lạc quan được bộc lộ một cách tự do. Các rối loạn tri giác có thể sảy ra như đánh giá màu sắc một cách đặc biệt rực rỡ.
Giai đoạn hưng cảm phải kéo dài ít nhất một tuần và phải đủ nặng làm gián đoạn nhiều hay ít công việc và xã hội thông thường.
5.1.3. Hưng cảm có các T/C loạn thần: Bệnh cảnh lâm sàng là một thể nặng của hưng cảm. bệnh nhân tự đánh giá quá mức và ý tưởng tự cao có thể phát triển thành hoang tưởng và sự cáu kỉnh và sự ngờ vực có thể trở thành hoang tưởng bị hại. Tư duy phi tán, nói nhanh, hoạt động thể lực mạnh và kéo dài và kích động có thể dẫn đến xâm phạm hoặc hung bạo, xao nhãng ăn uống và vệ sinh cá nhân.
Hoang tưởng và ảo giác có hoặc không phù hợp với khí sắc.
5.2.chẩn đoán giai đoạn trầm cảm: Các giai đoạn trầm cảm điển hình có:
Các triệu chứng đặc trưng:
- khí sắc trầm.
- Mất mọi quan tâm thích thú.
- Giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một cố gắng nhỏ.
Các triệu chứng phổ biến khác:
- Giảm sút sự tập trung và sự chú ý.
- Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin
- Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng
- Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan
- Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát
- Rối loạn giấc ngủ
- Ăn ít ngon miệng.
Các triệu chứng cơ thể:
- Mất quan tâm ham thích trong những hoạt động thường ngày gây thích thú.
- Không có phản ứng cảm xúc với những sự kiện và môi trường xung quanh mà thường ngày vẫn tạo phản ứng thích thú.
- Thức giấc sớm ít nhất 2 giờ so với bình thường
- Trầm cảm nặng nề đi đôi với hoang tưởng, ảo giác mang tính chất buộc tội, sám hôi, miệt thị, chê bai.
- Chậm chạp tâm lý vận động hoặc kích động, nặng có thể sững sờ.
- Không hoặc từ chối ăn uống.
- Sụt cân
- Mất dục năng rõ rệt, rối loạn kinh nguyệt ở nữ.
Các triệu chứng loạn thần:
- Hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ. Hoang tưởng, ảo giác có thể phù hợp với khí sắc( Hoang tưởng bị tội, bị thiệt hại, bị trừng phạt, nghi bệnh. Hoang tưởng mở rộng, nhìn thấy cảnh trừng phạt, ảo thanh kết tội hoặc nói xấu , lăng nhục) hoặc không phù hợp với khí sắc( Hoang tưởng bị theo dõi, bị hại)
5.2.1.Giai đoạn trầm cảm nhẹ
- Phải có 2 trong 3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm
- Có 2 trong 7 triệu chứng phổ biến khác hay gặp của trầm cảm
- không có T/C cơ thể
- khó tiếp tục công việc và hoạt động xã hội nhưng không bị gián đoạn.
- Kéo dài ít nhất 2 tuần
5.2.2,Giai đoạn trầm cảm vùa
- Phải có 2 trong 3 T/C đặc trưng của trầm cảm
- Có 3 trong 7 T/C phổ biến khác hay gặp của trầm cảm
- Gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt gia đình, xã hội và nghề nghiệp.
- Có các T/C cơ thể( phải có 4 hoặc nhiều hơn các T/C cơ thể)
- Kéo dài ít nhất 2 tuần
5.2.3,Giai đoạn trầm cảm nặng
Giai đoạn trầm cảm nặng không có T/C loạn thần
- có 3 trên 3 T/C đặc trưng
- Có 4 trong 7 T/C phổ biến
- Kèm theo các T/C cơ thể
- Không còn khả năng tiếp tục công việc xã hội và nghề nghiệp
- Kéo dài ít nhất 2 tuần nhưng nếu các dấu hiệu rõ rệt, trầm trọng có thể chẩn đoán trước 2 tuần.