Loại Bỏ Tâm Lý Uống Bia Rượu, Gia Tăng Bệnh Nhân Hoang Tưởng Do Uống Rượu

Rượu bia gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể như dạ dày, gan, phổi, thận, tim mạch và đặc biệt là hệ thần kinh, bởi hoạt động của hầu hết các cơ quan, bộ phận trong cơ thể là do hệ thần kinh chi phố.

Bạn đang xem: Tâm lý uống bia


30 giây sau khi bạn uống ngụm rượu đầu tiên, rượu đã được đưa lên não của bạn. Uống rượu say sẽ làm chậm hoạt động của các hóa chất và các con đường mà các tế bào thần kinh sử dụng để truyền tin. Điều này làm thay đổi tâm trạng của bạn, khiến cho các phản xạ của bạn chậm hơn và làm bạn mất thăng bằng.


Uống rượu say gây ảnh hưởng đến con đường giao tiếp của não. Điều này khiến cho bạn khó suy nghĩ, khó nói rõ ràng hơn, khó ghi nhớ mọi thứ, khó đưa ra quyết định đúng đắn và khó khăn trong việc di chuyển cơ thể. Việc uống rượu say có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, mất trí nhớ. Bạn có thể bị tổn thương thần kinh kéo dài sau khi bạn đã tỉnh táo.


Nếu bạn uống nhiều rượu trong một thời gian dài, rượu có thể gây ảnh hưởng đến kích thước và hoạt động của bộ não. Các tế bào não bắt đầu thay đổi, thậm chí còn nhỏ hơn bình thường. Uống rượu say thực sự có thể thu nhỏ não của bạn. Và điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng suy nghĩ, học hỏi và ghi nhớ của bạn. Nó cũng có thể làm cho việc giữ nhiệt độ cơ thể ổn định và kiểm soát chuyển động của bạn trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, dùng quá nhiều rượu khiến bạn có thể mắc bệnh thoái hóa tiểu cầu não, do các tế bào nơron ở tiểu não bị phá hủy và chết do tác động của rượu. Bị thoái hóa tiểu não khiến não bộ không thể kiểm soát được chức năng vận động và giữ thăng bằng, với một loạt các dấu hiệu như rung tay, chân, rung giật nhãn cầu....


*

Rượu tác dụng lên não có thể khiến cho bạn buồn ngủ, do đó bạn có thể ngủ gật dễ dàng hơn, điều này thực sự rất nguy hiểm nếu bạn uống rượu bia khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, thực tế bạn lại không thể ngủ ngon được, bởi cơ thể bạn sẽ phải xử lý rượu suốt đêm. Một khi các hiệu ứng biến mất, sẽ khiến bạn xoay trở nhiều. Người thường xuyên uống rượu say sẽ không có được một giấc ngủ tốt mà cơ thể bạn đang cần để cảm thấy được phục hồi. Ngoài ra bạn có nhiều khả năng gặp ác mộng, vã mồ hôi khi ngủ. Bạn cũng có thể phải thức dậy thường xuyên hơn để đi vệ sinh.


*

Rượu là một chất ức chế, nó làm đình trệ và gây rối loạn các hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Khi uống rượu say người ta sẽ nói nhiều, huênh hoang, không thận trọng trong cử chỉ và lời nói, trở nên bê tha, lú lẫn, không biết đúng sai và xấu hổ. Họ có những hành động mà lúc bình thường lòng tự trọng không cho phép họ làm như vậy. Rượu tác động vào hệ thần kinh trung ương khiến cho người ta không làm chủ được suy nghĩ và hành vi của bản thân. Dẫn đến những hậu quả khôn lường như liều lĩnh, không kiềm chế gây tai nạn giao thông hay đánh đập, chém giết nhau,...

Với những người thường xuyên uống rượu say, lạm dụng rượu hay nghiện rượu sẽ dẫn tới tình trạng suy giảm và rối loạn các chức năng hoạt động của não bộ, gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ, suy giảm trí tuệ, rối loạn cảm xúc, rối loạn tư duy, rối loạn hành vi tác phong... Với bệnh nhân loạn thần do rượu sẽ bị rối loạn tư duy sinh ra các hoang tưởng bị hại, hoang tưởng ghen tuông,... Rối loạn tri giác sinh ra có ảo xúc (rối loạn cảm giác trên da), ảo thị. Rối loạn cảm xúc như hưng cảm hoặc trầm cảm, hung giữ không biết kiềm chế, đánh vợ con, đánh người xung quanh.

Đặc biệt, đối với những phụ nữ đang mang thai, việc sử dụng quá nhiều rượu, uống rượu say sẽ khiến thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng ngộ độc rượu. Điều này có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh về thể chất cũng như trí tuệ của trẻ. Phụ nữ mang thai không nên uống rượu.


Tác động xấu của rượu đến hoạt động cảm xúc và hành vi của người uống rượu say là điều mà hầu như ai cũng nhận thấy. Khi uống rượu bia nhiều dẫn tới say, giai đoạn đầu của cơn say là giai đoạn hưng phấn. Chính vì vậy mà họ nói nhiều, nói luyên thuyên, nói mãi một chủ đề mà người xung quanh không thể ngăn cản họ nói. Nếu có ai đó cố tình chọc tức hoặc ngăn cản họ, họ rất dễ nổi cáu dẫn tới chửi nhau, thậm chí là đánh nhau gây ra án mạng. Trên thực tế đã có rất nhiều vụ án mạng xảy ra trên bàn nhậu chỉ vì một lời thách đố hay khích bác. Sau giai đoạn hưng phấn sẽ đến giai đoạn ức chế, lúc này người say rượu sẽ nằm một chỗ, không nói gì nữa, thậm chí có người còn dẫn tới tình trạng sảng rượu.

Rượu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Các tác động đó có thể xảy ra ngay sau khi uống rượu, cũng có khi xuất hiện sau một thời gian dài lạm dụng rượu bia. Muốn uống rượu đúng cách cần nhớ, đó là chúng ta không nên uống rượu bia quá nhiều, nam không quá 02 đơn vị cồn mỗi ngày, nữ không quá 01 đơn vị cồn mỗi ngày. Bên cạnh đó, nên có sự động viên, an ủi và tạo điều kiện cho những người nghiện rượu nặng có thể vượt qua chính mình để hòa nhập cộng đồng, tránh những tác động nghiêm trọng do rượu gây ra.


Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Xem thêm: Ngành tâm lý học rmit việt nam, 403 forbidden


*

Chủ đề:Thần kinh yếu khi uống rượu
Uống rượu đỏ mặt
Uống rượu có tác dụng gì
Uống rượu nhiều bị thần kinh
Uống rượu bia khi tham gia giao thông
Uống rượu say

Rượu là một chất gây nghiện hợp pháp. Thực tế khi chúng ta uống ở mức độ vừa phải, như một ly rượu vang đỏ mỗi ngày còn có thể có lợi cho sức khỏe. Nhưng việc sử dụng rượu quá mức lại rất có hại.


Trên thực tế, ở rất nhiều nơi, rượu được tán dương như cách thể hiện đẳng cấp và sự tinh tế của người mời. Một số loại rượu ngâm còn được người mời quảng cáo như thần dược cho nam giới, tăng cường sức khỏe mặc dù trên thực tế nó là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, vô hiệu hóa lý trí của hàng triệu người dẫn đến hành vi bạo lực và những hành vi đáng phê phán khác.

Trên truyền thông, rượu được chào mời như một loại thuốc an thần xoa dịu nỗi đau trong những vở kịch với nhiều tình tiết éo le. Nó được gắn mác như là biểu tượng của nam tính, phá vỡ giới hạn trong những video quảng cáo bia rượu. Ở các vùng quê, bắt đầu uống rượu được đánh dấu như mốc chuyển đổi từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành ở các cậu trai. Tôi vừa mới đến dự một đám cưới và gặp cô dâu đang rất tức giận với người phục vụ vì chưa thấy rượu. Cô cho rằng “đám cưới sẽ không thể vui được nếu thiếu rượu” và “mọi người sẽ bỏ về vì nhạt mồm”!

Trong văn hóa Việt Nam, những người kiêng rượu luôn bị chê cười là “yếu”, là “mặc váy”, là “không chân thành”. Thực tế thì mỗi chúng ta không phải chờ sức ép của người mời để uống rượu. Tâm lý xã hội dường như đang thúc bách chúng ta sử dụng rượu. Chính niềm tin của bản thân chúng ta, kiểu như “Nam vô tửu như kỳ vô phong” cũng đang thúc bách chúng ta nâng chén mà không thể cưỡng lại.

*
*
*
*
Biếm họa của Mạnh Tiến.

Động cơ và hành vi của một người uống rượu là thế nào? Khi một người bắt đầu uống rượu, họ sẽ có những ý nghĩ kiểu như “khi say có nhiều chuyện hay lắm”. Có nhiều anh nói rằng chỉ tự tin nói ra những lời "có cánh" với bạn gái sau khi làm vài chén rượu. Nhiều người cũng cảm thấy tự do để nói, hoặc làm những điều mình thích chỉ sau khi uống rượu. Khi say, nếu khoác lác một chút, hoặc đưa ra những kết luận thiên kiến, sai lệch hoặc có những hành vi chưa chuẩn thì cũng... dễ được mọi người bỏ qua. Hiện nay, trong đời sống sinh hoạt ở Việt Nam, những dịp như lễ tết, giỗ chạp, cưới hỏi... thì tâm lý xã hội dường như thỏa thuận một điều là: Phải có rượu. Tự thân việc uống rượu cũng làm tăng cảm giác hưng phấn khiến cho những cá nhân tiếp tục dựa dẫm vào rượu để lãng quên những chuyện buồn, những căng thẳng của cuộc sống và tìm kiếm những sự phấn khích.

Lâu dần thành quen, sự tiến triển từ việc uống rượu mang tính quan hệ, xã giao đến việc uống rượu mỗi khi gặp điều gì căng thẳng, đau khổ, rồi tới việc nhu cầu uống rượu ngày càng tăng để đương đầu với những vấn đề xã hội, tâm lý hoặc để tránh các biểu hiện sốc của hội chứng cai (những triệu chứng khó chịu khi ngừng uống rượu như run rẩy, đau đầu, buồn nôn và nôn, toát mồ hôi lạnh...). Và một cá nhân khi đã phụ thuộc hơn vào rượu, họ sẽ cần mỗi ly vào buổi sáng sớm. Cứ cách 3-4 giờ mà không có một ngụm rượu là họ sẽ rất khó chịu. Với những người nghiện rượu, ngừng sử dụng rượu trong 2-3 ngày có thể dẫn đến các biểu hiện giảm ý thức, suy giảm trí nhớ, mất ngủ hay hoang tưởng rằng mọi người đều đang nói chuyện về mình... Như vậy, trái với niềm tin của một số người cho rằng những người uống rượu mãi không say là khỏe. Những người phụ thuộc, người nghiện rượu, khả năng dung nạp rượu cũng rất cao và họ bắt buộc phải uống rượu vì không uống thì người bứt rứt không yên.

Uống rượu thường xuyên cũng có thể dẫn đến ngộ độc cấp, bệnh xơ gan, chứng tăng huyết áp và bệnh ung thư. Việc sử dụng rượu quá mức trong một thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh thần kinh. Bệnh viêm não Wernicke do thiếu sinh tố B (thiamine), là hiện tượng thường gặp ở những người nghiện rượu nặng dẫn đến chế độ ăn kém, sự thoái hóa não, vỡ mạch máu nhỏ trong não. Những triệu chứng của nó bao gồm giảm trí nhớ, thất điều và nhớ bịa. Nếu không được chữa trị, điều này có thể phát triển tới một rối loạn nặng hơn như hội chứng Korsakov (rối loạn tâm thần). Rối loạn không hồi phục này chiếm tới 5% số người nghiện rượu nặng.

Hậu quả với những người phụ thuộc vào rượu là như thế, nhưng trên bàn rượu nhiều người vẫn ép nhau uống rượu bằng đủ các lý do “rượu thưởng”, “rượu phạt”, “rượu nhập mâm”, “rượu ra”... Vậy động cơ đằng sau những “bài” mời rượu này có gì?

Thực tế là nhiều người đã có dấu hiệu phụ thuộc vào rượu, họ cảm thấy tội lỗi mỗi khi uống rượu và việc ép người khác cùng uống rượu là một cách để họ cảm thấy thoải mái hơn vì không phải có mỗi một mình họ uống nhiều và say xỉn. Thêm nữa, một số người vẫn sử dụng các thủ thuật để uống rượu (như nhả bớt rượu ra cốc nước đặt bên cạnh hoặc nhả bớt rượu ra khăn lau miệng) nhưng vẫn tích cực mời người khác. Cá nhân nào cũng kỳ vọng muốn kiểm soát được hành vi của mình kể cả khi đã uống một lượng rượu lớn. Những người còn tỉnh táo sau cuộc rượu thường được người khác “ngưỡng mộ”. Vì vậy, hãy tự nhủ rằng người mời rượu có một phần động cơ muốn đẩy chúng ta rơi vào tình huống mất kiểm soát, có hành vi lệch chuẩn, cợt nhả hoặc xấu hổ trước họ, để họ có cảm giác cao hơn, vượt trội hơn chúng ta.

Vậy chúng ta cần làm gì để ứng phó trước những thói quen tiêu cực trong uống rượu và mời rượu?

Thứ nhất, cần có những chính sách phòng ngừa liên quan đến việc sử dụng rượu. Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, trong đó xử phạt lạm dụng rượu bia tham gia giao thông rất nặng đã làm giảm đáng kể số vụ tai nạn. Cũng nhờ việc này mà nhiều người đã có cái cớ hợp lý để từ chối uống rượu khi được mời.

Thứ hai, phải dần thay đổi những thói quen, tâm lý xưa cũ về uống rượu với những giải pháp đồng bộ. Từ việc quản lý các hình thức quảng cáo rượu bia trên truyền hình, có quy định kiểm duyệt quảng bá trá hình rượu bia và gây ấn tượng nhầm lẫn về việc người thành công, cá tính, mạnh mẽ phải uống rượu như trên phim ảnh. Phải có hệ thống quy định và kiểm soát không bán rượu bia cho những người dưới 18 tuổi. Phải đưa những chương trình giáo dục về tác hại của rượu bia, các chất gây nghiện cũng như các kỹ năng quản lý hành vi sử dụng vào chương trình học THPT.

Thứ ba, với mỗi cá nhân, hãy hiểu rõ đằng sau những bài “ép” rượu có thể là một cá nhân phụ thuộc rượu và việc họ ép chúng ta uống hoặc là giúp họ giảm bớt cảm giác tội lỗi khi chính họ không thể dừng lại việc uống rượu hoặc là họ đang muốn chứng kiến những khoảnh khắc xấu hổ của chúng ta.

Trước những tình huống mời rượu, bạn đang có cơ hội để học kỹ năng kiên định nói "không"!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *