Khám phá tâm lý trẻ 6 tháng tuổi, sự phát triển và chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi

Khi 10-11 tháng, bé sẽ rất bám mẹ. Bất kể lúc nào bé cũng đòi gọi mẹ và sẽ khóc to ngay nếu không thấy bạn hay bạn đi qua mà chẳng đón con.

Bạn đang xem: Tâm lý trẻ 6 tháng tuổi

LFGsd1Tj
VHgcv-j51A" alt="*">

Ảnh: Hoàng Hà.

Từ lúc 6 tháng tuổi trở đi, những cảm xúc của bé bộc lộ ra ngoài ngày càng tinh tế.

Từ 6 đến 7 tháng tuổi

Bé bắt đầu phân biệt được người lạ và người thân, biết thể hiện mình vui/không vui, thích/không thích, giận dữ, sợ hãi... và biết xấu hổ.

Trước người lạ, bé thường bám chặt vào mẹ (hoặc một người đã thân quen) và có biểu hiện tự vệ (không chịu để họ bế, khóc mếu khi người ta đến gần và hỏi chuyện...).

Từ 7 đến 8 tháng tuổi

Bé bày tỏ sự thích thú (cười khanh khách, cười to...) khi bạn biểu lộ những khuôn mặt hay cử chỉ buồn cười với bé. Bé cũng thích được bạn ôm ấp, nâng niu đặc biệt là khi có thêm một bé khác ở đó.

Ở tháng này, bé trở nên đặc biệt nhạy cảm với bất kỳ sự kiện gì khác lạ mới trải quan lần đầu (tiếng chó sủa, cửa sập hay tiếng chuông điện thoại mới của bạn...). Những lúc như vậy, bé thường bám dính lấy bạn và rất hay khóc. Tốt nhất, bạn nên vỗ về và an ủi vì bé sẽ nhanh chóng vượt qua giai đoạn này.

Từ 8 đến 9 tháng tuổi

Càng lúc bé càng biểu hiện những cảm xúc của mình rõ rệt hơn. Có những lúc bé cảm thấy rất vui vẻ, hạnh phúc và sẽ biểu hiện bằng cách "tự dưng" thơm bố mẹ, ông bà, anh chị... Nếu được cổ vũ (mọi người vỗ tay khen ngợi), bé sẽ tiếp tục lặp lại động tác này.

Bé bắt đầu biết thu hút sự chú ý của mọi người bằng cách tạo ra những âm thanh ồn ào, chẳng hạn như đập đồ chơi xuống nền nhà, gõ thìa vào bát... Bé cũng khóc và tỏ ra giận dữ khi không đạt được những gì mình muốn.

Những lúc bé bày tỏ cảm xúc hơi thái quá như khóc, giận dữ, la hét... và làm mẹ cảm thấy mệt mỏi, bạn cũng không nên quá nghiêm khắc với bé. Tốt nhất, bạn nên dành nhiều thời gian quan tâm đến con hơn, chơi đùa, âu yếm vuốt ve bé để làm dịu những cảm xúc này.

Từ 9 đến 10 tháng tuổi

Thích và không thích:

Bé phân biệt rất rõ ràng thích và không thích. Bé sẽ khóc và thậm chí còn "ăn vạ" khi bạn không cho chơi đồ chơi bé thích hoặc làm những việc bé muốn.

Tuy nhiên, khi bị cấm đoán quá nhiều (không được mẹ cho nghịch vật này hay chạm vào thứ kia...), có thể bé sẽ dần dần mất tính hiếu kỳ với mọi vật xung quanh. Điều này không tốt cho sự phát triển nhận thức và trí tuệ của bé. Tốt hơn, bạn nên cởi mở và hạn chế nói "không" với con.

Nhận biết cảm xúc của mọi người xung quanh:

Bé dần trở nên nhạy cảm với môi trường xung quanh, đặc biệt là chịu sự ảnh hưởng của bạn. Bé có thể hiểu được ngôn ngữ cơ thể, nét mặt và ngay cả giọng nói của bạn nữa.

Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, nếu nhận thấy bạn cáu kỉnh, không vui hay buồn bã... bé thường có tâm trạng bất an theo và dễ khóc, hay lo sợ... Nếu bạn thay đổi thói quen hằng ngày hoặc tỏ ra vội vàng, bé có thể trở nên cáu kỉnh, bực bội, thậm chí ngủ ít hơn hay ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, tất cả những biểu hiện này thường chỉ xuất hiện khi bé căng thẳng.

Ngoài ra, bé cũng bắt đầu tập quan sát xung quanh và biết "bắt chước" các trạng thái tình cảm, tâm trạng của người khác. Nếu bé thấy một bé khác khóc, bé có xu hướng khóc theo.

Từ 10 đến 11 tháng tuổi

Bé cứ bám lấy bạn bất kể lúc nào hay ở đâu. Bé gọi bạn và bắt đầu khóc ngay khi không thấy mẹ.

Xem thêm: Nghị luận về tình cảm yêu quê hương đất nước chọn lọc hay nhất

Nguyên nhân của tình trạng này là do bé dần dần cảm nhận được sự tồn tại của thế giới khác ngoài mẹ. Cảm nhận này khiến cho cảm giác lo sợ phải xa mẹ bắt đầu xuất hiện. Mặt khác, bé cũng chưa nhận biết được khái niệm thời gian mà chỉ quan tâm tới hiện tại. Do đó, bé sẽ khóc đòi mẹ bất kể lúc nào bé không nằm trong vòng tay của bạn.

Nếu bạn không có biện pháp giải quyết triệt để, tình trạng bám mẹ sẽ càng tiến triển nặng hơn trong những tháng tiếp theo và trở thành tật xấu của bé.

Tốt nhất là bạn nên giải thích rõ ràng và đơn giản cho bé hiểu mẹ sẽ sớm quay lại sau khi đi tắm hay đi làm về. Cho dù bé không hiểu hết ý nghĩa lời nói của bạn nhưng thái độ vuốt ve và giọng nói nhẹ nhàng sẽ làm con an tâm hơn và từ từ bé sẽ hiểu được rồi bạn sẽ trở về với bé.

Bạn cũng nên từ từ tách dần bé ra khỏi bạn, lúc đầu trong một khoảng thời gian ngắn (5-10 phút) sau đó có thể tăng dần lên.

Từ 11 đến 12 tháng tuổi

Phản ứng mạnh mẽ:

Cái "tôi" cá nhân của bé dần được bộc lộ. Bé bắt đầu tự chọn quần áo hay giày dép cho mình. Bạn cũng không thể bắt ép bé ăn món con không thích vì bé sẽ giãy giụa, khóc lóc và hất đổ bát đĩa...

Việc phạt hay quát mắng bé lúc này là không nên vì bạn cần hiểu rằng bé là một cá thể độc lập và riêng biệt. Bé cần có "chính kiến" của riêng mình.

Khám phá thế giới:

Bé quan tâm đến mọi thứ xung quanh và có xu hướng trở thành một "nhà thám hiểm" tý hon. Bé thích thú với những vật dụng của bố mẹ hơn là đồ chơi của mình. Thời gian này, bạn cần để ý đến con hơn vì rất có thể bé sẽ đút tay vào ổ điện hay nghịch quạt máy...

Ngoài ra, bé sẽ làm bạn và cả nhà cười vỡ bụng vì những hành động ngộ nghĩnh kiểu như đeo kính của bố, mặc áo của mẹ...

Giao lưu và kết bạn:

Bé thích làm quen và chơi cùng với các bé khác ở cùng độ tuổi. Có những lúc bé sẽ mải chơi với bạn mà không chịu về. Tuy nhiên, bạn nên tạo thêm không gian cho bé giao lưu với các bé khác. Mẹ có thể đưa bé đi nhà trẻ (chỉ đến chơi) hay dắt bé đi công viên, xuống sân chơi tập thể... để bé được gặp gỡ và vui chơi.

Trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh và đến khi trẻ 6 tháng tuổi, bạn sẽ thấy con có nhiều sự thay đổi về thể chất lẫn trí tuệ. Mỗi ngày trôi qua, bạn lại phát hiện ra thêm điều mới mẻ của con.

Trong bài viết này, Hello Bacsi giới thiệu đến bạn những cột mốc phát triển đáng nhớ của trẻ 6 tháng tuổi.

Những cột mốc phát triển của bé 6 tháng tuổi

Biểu đồ sau đây giúp bạn hiểu về các mốc phát triển đã đạt được và sẽ tiếp tục đạt được trong sự phát triển của bé 6 tháng tuổi:

Các mốc phát triển đạt được của bé Các mốc phát triển trong thời gian sắp tới
Khả năng cầm nắm tốt hơn – có thể sử dụng tất cả các ngón tay để giữ đồ vật Sẽ sử dụng ngón trỏ và ngón cái để giữ đồ vật
Có thể ngồi mà không cần sự hỗ trợ Sẽ cố gắng vào vị trí ngồi
Ăn một số loại trái cây và rau quả được lựa chọn (có kết cấu mềm, trơn, dễ nuốt) Có thể ăn nhiều loại trái cây và rau quả
Cải thiện khả năng nhận biết màu sắc Bé có thể phân biệt được nhiều màu sắc hơn và chiều sâu nhận thức theo cách tốt hơn
Ngủ ngon hơn và giấc ngủ dài hơn vào ban đêm Giấc ngủ ban đêm của con dài hơn và bé ít thức giấc để bú
Có thể đưa tay, vươn người ra để lấy đồ vật hay kéo áo bố mẹ Bò để lấy đồ vật
Khi nằm, bé có thể lăn sang trái hoặc phải Lăn sang trái hoặc phải, con có thể xoay mình sang trái hay phải khi ngồi
Có thể phát ra các phụ âm và nguyên âm đơn giản Sẽ tạo ra âm thanh phức tạp hơn
Có thể nhận ra những gương mặt quen thuộc Cố gắng giao tiếp bằng cách phát ra âm thanh và các cử chỉ với những người thân quen

Chiều cao, cân nặng của bé 6 tháng tuổi

Vào độ tuổi 6 tháng, cân nặng của bé rất có thể đã tăng gấp đôi so với khi mới sinh. Trong tháng này, trẻ tiếp tục tăng cân từ 450–560 gram.

Cân nặng trung bình của bé gái 6 tháng tuổi là khoảng 7,3 kg. Cân nặng trung bình của bé trai 6 tháng tuổi là khoảng 7,9 kg.

Bên cạnh đó, bé 6 tháng tuổi cũng có thể cao thêm 1–2 cm. Nhưng nếu trẻ phát triển nhiều hoặc ít hơn ngưỡng này, cha mẹ đừng quá lo lắng vì đây là chuyện bình thường.

Sự phát triển toàn diện của trẻ 6 tháng tuổi

Trẻ 6 tháng tuổi thường sẽ đạt được các mốc phát triển chính như sau:

1. Sự phát triển thể chất của trẻ 6 tháng tuổi

Khi được 6 tháng tuổi, bé sẽ có thể đạt được các mốc phát triển thể chất và khả năng vận động thô như sau:

Phối hợp tay mắt tốt hơn: Bé 6 tháng biết làm gì? Bé sẽ có những cử động tay chính xác và tốt hơn vì tầm nhìn của con đã tốt hơn trước. Bé biết nắm giữ và quan sát các đồ vật một cách cẩn thận. Cải thiện nhận thức độ sâu và tầm nhìn màu sắc: Thị lực của bé từ khi sinh ra đến thời điểm này đã được cải thiện rất nhiều. Đến 6 tháng tuổi, bé không chỉ có khả năng phân biệt giữa nhiều màu sắc mà còn có thể ước tính khoảng cách và quan sát các vật thể. Sử dụng tất cả các ngón tay để nắm: Trẻ 6 tháng biết làm gì? Bé biết điều khiển tất cả các ngón tay để giữ các vật nhỏ. Ngồi mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ: Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, cơ lưng của bé cưng đã phát triển mạnh mẽ nên con có thể ngồi và điều khiển toàn bộ thân mình khi ngồi. Tuy nhiên, con chưa thể chuyển từ vị trí bò, nằm sang ngồi.

*

2. Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi về nhận thức

Sự phát triển nhận thức liên quan đến sự phát triển trí não tổng thể của bé, bao gồm trí thông minh và khả năng tư duy của trẻ. Trẻ 6 tháng tuổi thường sẽ:

Tò mò hơn: Em bé của bạn sẽ trở thành một “nhà thám hiểm tí hon” và muốn khám phá mọi thứ xung quanh. Bé sẽ chạm vào, giữ và cảm nhận những thứ mà bé bị thu hút. Bắt chước âm thanh: Thời điểm tròn 6 tháng tuổi, bé sẽ phát triển các kỹ năng diễn giải âm thanh tốt hơn và sẽ bắt chước những âm thanh mà bé nghe được. Đáp lại khi được gọi tên: Bé 6 tháng làm được những gì? Trẻ 6 tháng đã biết nhớ âm thanh tên gọi của mình và biết đáp lại khi nghe ba mẹ hoặc người thân quen gọi tên. Phát âm âm thanh cơ bản: Trẻ sẽ nói những nguyên âm và phụ âm phổ biến như u, a, bờ, ơ… Bé có thể trả lời bằng những âm thanh này khi bạn nói chuyện với bé.

3. Ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp

Dưới đây là một số kỹ năng giao tiếp mà trẻ 6 tháng tuổi sẽ đạt được:

Bé biết đáp lại khi bạn gọi tên bé. Bé biết tạo ra âm thanh biểu hiện các sắc thái cho thấy con vui vẻ hoặc không hài lòng. Bé đáp ứng với các âm thanh khác nhau bằng cách tạo ra âm thanh. Bé bắt đầu bập bẹ và sẽ thử tạo ra những âm thanh khác nhau trong khi chơi với cha mẹ hoặc anh chị em.

4. Sự phát triển các giác quan của trẻ 6 tháng tuổi

Dưới đây là một số cột mốc phát triển về mặt cảm giác mà trẻ 6 tháng tuổi sẽ đạt được:

Bé thường thích chạm và cảm nhận các kết cấu khác nhau. Con sẽ thích chạm vào thức ăn, đồ chơi, nước và nhiều đồ vật khác để cảm nhận chúng. Tầm nhìn của bé phát triển tốt hơn nên con có thể bị thu hút bởi các vật thể lớn hơn, sáng hơn và có ấn tượng hơn. Bé sẽ cảm thấy được an ủi bằng cách bạn chạm, vỗ về bé và nói với bé bằng âm điệu nhẹ nhàng. Bé sẽ cầm đồ vật hoặc đồ chơi bằng cả hai tay, thử và đưa nó về phía miệng.

5. Sự phát triển xã hội và cảm xúc của bé 6 tháng

*

Dưới đây là một số mốc phát triển xã hội và cảm xúc mà trẻ 6 tháng tuổi sẽ đạt được:

Nhận biết những người thân quen: Bé sẽ nhận ra và cũng có thể cảm thấy thoải mái trong vòng tay của những người thân quen hoặc người mà bé được gặp một cách thường xuyên. Mặt khác, bé có thể quấy khóc, bứt rứt… khi phải tiếp xúc với những người lạ. Biểu hiện đa dạng: Ở gian đoạn này, bé sẽ phát triển nhiều biểu cảm khác nhau. Bạn có thể nhận thấy bé biết làm những vẻ mặt khác nhau để biểu thị con đang đói, buồn ngủ, khó chịu hoặc bị đau. Đáp lại cảm xúc: Bạn sẽ thấy bé phản ứng với những người quen thuộc. Bé có thể làm vẻ mặt vui/buồn theo các tình huống khác nhau.

Dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, bạn nên bắt đầu cho bé tập ăn dặm. Thế nhưng, vẫn cần chú ý rằng, trong giai đoạn này, sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính của trẻ. Tuy nhiên, vì bé 6 tháng sẽ mất dần lượng sắt vốn có trong cơ thể từ khi còn trong bụng mẹ, nên việc bổ sung thêm sắt bằng chế độ ăn dặm là điều cần thiết.

Bạn có thể bắt đầu bằng việc cho bé ăn bột ăn dặm, trái cây nghiền không đường, cháo xay nhuyễn… Việc cho bé ăn dặm trong giai đoạn này cũng giúp củng cố răng và hàm của bé, đồng thời xây dựng các kỹ năng khác mà bé cần sau này. Hãy lưu ý rằng thức ăn cần phải đủ nhỏ và nhão để bé không bị nghẹn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *