Nhiều Người Việt Có Tâm Lý Sính Ngoại ” Và Chiếc Bẫy “Hàng Hiệu”

Tháng 10 này, lần đầu tiên Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Bắc Giang phát động tháng cao điểm thực hiện Cuộc vận động này và sẽ duy trì hằng năm nhằm tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng hơn tinh thần dùng hàng Việt là góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.


Thời gian qua, Cuộc vận động được các cấp ủy đảng, chính quyền, doanh nghiệp và người dân tích cực hưởng ứng. Qua đó từng bước làm thay đổi nhận thức, tâm lý của các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng cũng như người tiêu dùng (NTD) về hàng sản xuất trong nước và quyết định lựa chọn.

Bạn đang xem: Tâm lý sính ngoại

Hàng Việt đã tạo được niềm tin đối với khách hàng bởi có nguồn gốc, nhãn hiệu, chất lượng cải thiện và được công bố rõ ràng, nhiều loại còn gắn tem truy xuất để NTD dễ dàng tìm hiểu về sản phẩm và chọn dùng. Tỷ lệ người quan tâm và sử dụng hàng Việt không ngừng tăng cao.


*

Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Mặc dù hàng sản xuất trong nước chiếm được niềm tin của NTD nhưng một trong những rào cản lớn nhất của Cuộc vận động này vẫn là tâm lý sính hàng ngoại, chuộng hàng hiệu, thậm chí mặc định hàng có nguồn gốc từ phương Tây là tốt hơn, chạy theo giá trị ảo… của một bộ phận người dân chưa dễ dàng xóa bỏ.

Một số người dùng hàng ngoại như một cách phô trương khả năng tài chính hoặc được xem như thế là “sành điệu”, khẳng định đẳng cấp. Chính tâm lý sính hàng ngoại đó khiến có thời điểm rộ lên trào lưu dùng hàng xách tay, hàng nhãn hiệu nổi tiếng nước ngoài… đã trở thành miền đất tốt cho hàng giả, hàng nhập lậu, hàng nhái sinh sôi.

Tại TP Bắc Giang gần đây xuất hiện những cửa hàng chuyên kinh doanh hàng của nước ngoài, nhất là của Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản… Tuy nhiên nhiều sản phẩm bày bán không có nhãn phụ đề tiếng Việt, không tem dán từ nhà sản xuất nhưng nhiều khách hàng vẫn tin dùng bởi tâm lý “hàng ngoại tốt hơn”.

Hay như trên “chợ” mạng, bên cạnh thời trang, thực phẩm chức năng thì mỹ phẩm của nước ngoài được rao bán rầm rộ và người mua cũng tấp nập không kém dù chưa biết rõ chất lượng ra sao, được kiểm định như thế nào. Những sản phẩm này giá bán có khi chỉ vài chục nghìn đồng và chỉ bằng một phần rất nhỏ so với hàng chính hãng nhưng được quảng cáo là hàng xách tay, xuất dư, xả lỗ nhập mới, bán lấy tương tác đáp ứng tâm lý sính ngoại của NTD.

Thông tin từ Bộ Công Thương, mỗi năm cả nước phát hiện và xử lý hàng chục nghìn vụ việc liên quan đến hàng giả, nhập lậu, nhái nhãn hàng hóa của nước ngoài, trong đó thời trang, mỹ phẩm… chiếm phần lớn.

Thậm chí do tâm lý sính ngoại của NTD, nhiều mặt hàng sản xuất trong nước còn được dán nhãn mác nước ngoài. Tại Bắc Giang, lực lượng chức năng đã triệt phá nhiều vụ sản xuất, vận chuyển và kinh doanh vi phạm với số lượng lớn. Rõ ràng tâm lý sính ngoại của NTD đã nảy sinh những vấn đề bất cập nêu trên.

Tháng cao điểm “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm nay sẽ diễn ra nhiều hoạt động như lễ ra quân hưởng ứng, các hình thức tuyên truyền trực quan trên các tuyến đường chính, trung tâm thương mại, chợ trên địa bàn TP Bắc Giang, tổ chức gian hàng Việt dành cho công nhân tại khu công nghiệp, hội chợ thương mại chủ đề “Lễ hội hàng Việt”.

Xem thêm: Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì : những điều cần biết, các hội chứng tâm lý dễ mắc ở tuổi dậy thì

Qua đó tiếp tục tạo sự thay đổi về nhận thức và vận động các tầng lớp nhân dân ưu tiên dùng hàng sản xuất trong nước, góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Bắc Giang.

Nhiều ý kiến cho rằng khi hàng sản xuất trong nước đa dạng mẫu mã, chất lượng nâng cao, giá phù hợp thì sẽ được ưu tiên sử dụng và tâm lý sính hàng ngoại của một bộ phận NTD sẽ không còn khi hàng Việt thật sự định vị được giá trị thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thống kê từ Cục quản lý thị trường, Bộ Công Thương cho thấy, mỗi năm cả nước phát hiện và xử lý hàng chục nghìn vụ việc liên quan đến hàng giả, hàng nhái nhãn mác hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Mới đây nhất là việc kinh doanh sản phẩm của chuỗi cửa hàng thương hiệu Mumuso trên thị trường Việt Nam tạo dư luận ồn ào cả trong nước và ở Hàn Quốc đến mức Mumuso bị chín doanh nghiệp mỹ phẩm Hàn Quốc kiện và hai đài truyền hình Hàn Quốc là SBS và MBC lên tiếng bày tỏ nghi vấn về sự mập mờ xuất xứ.


*
Một cửa hàng Mumuso - công ty đã bị xử lý về hàng loạt vi phạm trong kinh doanh.

Tâm lý sính ngoại có lẽ là tàn dư thời bao cấp, khi mà hàng Việt tốt thì ưu tiên xuất khẩu, hàng nội địa cho người Việt dùng thường là kém chất lượng hơn hẳn hoặc bị lỗi không xuất được. Trong lúc đó, số ít hàng ngoại do một số cán bộ, người lao động đi công tác nước ngoài mang về, chất lượng cao hơn hàng nội; trong khi hàng thương mại bình dân nhập khẩu chưa nhiều. Điều này khiến một bộ phận người tiêu dùng mặc định là hàng nội kém hơn hàng ngoại.

Tâm lý sính “hàng hiệu”, phần nào cũng là sự phát triển cực đoan của nhận thức trên, cũng như là kết quả của truyền thông thị trường, khi quá khuếch trương xu hướng sử dụng hàng tiêu dùng, túi xách, quần áo và các đồ dùng cá nhân khác, từ những thương hiệu nổi tiếng thế giới với giá siêu đắt, thường do một số nhân vật có tên tuổi trong giới showbiz hoặc giàu có dùng. Truyền thông thương mại và các báo lá cải đã cài thêm một nhận thức mới cho người tiêu dùng thế hệ trẻ hiện nay là hàng ngoại càng đắt càng tốt và người sở hữu chúng càng dễ có cơ hội nổi bật.

Cả tâm lý sính ngoại và hàng hiệu, có nơi, có lúc và với một bộ phận người tiêu dùng đã trở thành xu hướng thời thượng. Một mặt, chúng thể hiện nhu cầu chính đáng sử dụng đồ tốt của người tiêu dùng; Mặt khác, chúng cũng thể hiện sự ganh đua danh tiếng nhất định, nhất là vuốt ve lòng tự tôn, cái tôi và ảo vọng riêng của người sở hữu chúng.

Vì thế, ngoại trừ một lớp người có khả năng tài chính dư dả để dùng đồ hiệu thật sự, việc chạy theo giá trị ảo tạo cơ hội để một số doanh nhân, doanh nghiệp biến chúng thành bí kíp làm ăn và kiếm bộn tiền.

Thế mới có chuyện suốt bấy lâu nay, một số hãng sữa ngoại mặc sức móc túi các “bà mẹ bỉm sữa” Việt vì mấy câu quảng cáo mập mờ về các vi chất, có tác dụng làm tăng chiều cao và sự thông minh của trẻ em khiến nhiều gia đình Việt “có điều kiện” không tiếc tiền mua sắm và kỳ vọng, bất chấp thực tế và kết quả kiểm định của cơ quan chức năng cho thấy chúng quảng cáo vậy mà kết quả chưa chắc phải vậy...!?


Thống kê từ Cục quản lý thị trường, Bộ Công Thương cho thấy, mỗi năm cả nước phát hiện và xử lý hàng chục nghìn vụ việc liên quan đến hàng giả, hàng nhái nhãn mác hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong đó sản phẩm dệt may, thời trang chiếm phần lớn. Hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không chỉ sản xuất trong nước, mà còn sản xuất ở nước ngoài. Thậm chí, hàng giả, hàng nhái còn được dán nhãn mác tùy theo nhu cầu đặt hàng của người mua. Hành vi sản xuất hàng giả, hàng nhái và quảng cáo khiến khách hàng hiểu sai về thương hiệu và chất lượng sản phẩm là trực tiếp vi phạm các quy định trong Luật Cạnh tranh và Luật Bảo vệ người tiêu dùng, cần được nhận diện và kịp thời nghiêm trị, nhất là các sản phẩm thuốc tân dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và phân bón, thuốc trừ sâu…. Song tâm lý sính ngoại đến mức dễ dãi và cả tin cũng là lỗi của người tiêu dùng và nhất là các cơ quan chức năng liên quan. Người tiêu dùng không chỉ phải cảnh giác với sự quảng cáo mập mờ, quảng cáo quá mức của các cửa hàng; mà còn cũng cần cảnh giác ngay với chính mình, với tâm lý ham “hàng hiệu giá rẻ”, thực chất là hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, mặc sức cho phép doanh nghiệp lừa đảo, móc túi người tiêu dùng,

Thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp và cũng là tài sản của quốc gia. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, coi trọng thiết kế mẫu mã, nâng cao chất lượng và gia tăng tiện ích sản phẩm, hạ giá thành và đặc biệt là quan tâm xây dựng thương hiệu hàng Việt uy tín cao, đủ sức chinh phục người tiêu dùng nội và thị trường ngoại là đòi hỏi thiết yếu của mỗi doanh nghiệp và của Việt Nam trong cuộc cạnh tranh thị trường; Đồng thời, coi trọng người tiêu dùng nội, tăng cường nhận thức, thông tin và cảnh báo về cách nhận diện, tác hại và hình thức xử lý hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; đề cao việc tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc, yêu cầu bảo vệ sở hữu trí tuệ, thương hiệu cho doanh nghiệp dù nội hay ngoại; khắc phục tâm lý “sính ngoại” và chủ động phòng tránh các bẫy “hàng hiệu”, không dại dột trở thành “nạn nhân tự nguyện” của sự thiếu hiểu biết của chính mình, cũng là yêu cầu bắt buộc của mỗi doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng xã hội văn minh trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *