Có nên che giấu tình cảm xúc, cách để che giấu cảm xúc hoàn toàn

Dù thường được bảo phải gạt đi cảm xúc tiêu cực để mạnh mẽ hơn, nhưng sự thật là việc đó không hề mang đến kết quả tốt đẹp hơn như ta vẫn tưởng.

Bạn đang xem: Có nên che giấu tình cảm


*
Ta thường chọn cách tảng gạt đi những cảm xúc tiêu cực thay vì đối mặt, lý do chính là vì chẳng biết phải giải quyết thế nào. Tuy nhiên, chúng ta có phớt lờ bao nhiêu lần thì vấn đề tiêu cực vẫn luôn nằm đó.

Kìm nén cảm xúc gây tác động tiêu cực như thế nào?

Những ảnh hưởng đến tinh thần

Ai trong chúng ta cũng dễ dàng nhận ra cảm giác ức chế khi giấu đi cơn giận dữ, sợ hãi,… nhưng ảnh hưởng của nó tiêu cực đến đâu?

Theo những nghiên cứu về khoa học thần kinh hiện đại, khi càng nhiều xung đột cảm xúc diễn ra, con người sẽ càng dễ bị nhấn chìm trong lo âu, sợ hãi. Những ảnh hưởng này xuất phát từ dây thần kinh phế vị – trung tâm cảm xúc của cơ thể.

Dây thần kinh phế vị có nhiệm vụ phản hồi lại những cảm xúc được kích thích từ não trung gian bằng cách gửi những tín hiệu đến tim, phổi và vùng ruột. Khi có nguy hiểm xuất hiện, theo bản năng sinh tồn, tín hiệu sẽ được kích hoạt. Nói cách khác, cơ thể chúng ta đã “cài đặt” sẵn cơ chế phản ứng với những nguy hiểm trước khi bản thân có thể nhận thức và quyết định phải làm thế nào. Điều này giải thích vì sao lý trí không thể quyết định cảm xúc, bạn không thể chọn vui vẻ khi gặp một lời đe dọa, hay chọn tức điên khi bị chọc cười.

Khi lý trí buộc cảm xúc phải dừng lại, nó sẽ tạo ra một cuộc “xung đột” gây nên áp lực cho cả tinh thần lẫn cơ thể, dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi và khiến tâm lý tổn thương nặng nề hơn.

Một nghiên cứu của Đại học Texas đã chứng minh: trốn tránh cảm xúc khiến sự ức chế thêm lớn mạnh, dễ dàng dẫn đến xu hướng bạo lực.

Những tác động tiêu cực đến cơ thể

Các nhà tâm lý học cho rằng việc che giấu và kìm nén cảm xúc chỉ làm tình trạng của chúng ta tồi tệ hơn. Nó chẳng những tạo ra những vấn đề tâm lý mà còn mang đến tác động tiêu cực đến thể chất, ảnh hưởng đến hệ tim mạch, bao tử, gây nhức đầu, mất ngủ và rối loạn hệ miễn dịch.

Ngoài ra, căng thẳng bắt nguồn từ ức chế cảm xúc còn gây ảnh hưởng đến thói quen ăn uống, cụ thể là những hormone tăng cường lưu lượng máu bị thuyên giảm rõ rệt, khiến vận động của dạ dày không còn nhịp nhàng, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng. Bên cạnh đó, hoạt động không ổn định của dây thần kinh phế vị cũng tác động đến cảm giác khi ăn, khiến cơ thể càng mệt mỏi hơn vì thiếu chất, hấp thụ yếu, tiêu hoá kém.

“Quyết định chôn vùi cảm xúc, phớt lờ chúng, giấu nhẹm chúng hay tự huyễn hoặc bản thân rằng điều đó không xảy ra, không đáng để đối phó có thể khiến bạn phát bệnh theo đúng nghĩa đen, vì bạn đang quá căng thẳng trong việc che giấu những gì bản thân cảm thấy.” Emily Roberts – nhà trị liệu tâm lý cho hay.


*
“Quyết định chôn vùi cảm xúc, phớt lờ chúng, giấu nhẹm chúng hay tự huyễn hoặc bản thân rằng điều đó không xảy ra, không đáng để đối phó có thể khiến bạn phát bệnh theo đúng nghĩa đen.” Emily Roberts – nhà trị liệu tâm lý cho hay.

Vậy giải quyết những cảm xúc tiêu cực thế nào cho đúng?

Lắng nghe tâm trạng của chính mình

Để quản lý cảm xúc cá nhân, cách tốt nhất là phải đồng hành cùng nó từ những bước đầu. Thay vì tìm cách che giấu hay quên đi, hãy học cách đối diện với vấn đề, coi nó là một kinh nghiệm cá nhân, từ đó tìm kiếm cách giải quyết trực tiếp.

Theo Emily Roberts: khi nhận ra được điều gì làm bạn muộn phiền, thuỳ trán sẽ ngay lập tức lục lại những kinh nghiệm từng trải để tìm cách giải quyết. Từ đó, cả tâm trạng và tình trạng của bạn sẽ được cải thiện hơn.

Nhìn nhận cảm xúc tiêu cực theo một hướng khác

Tại sao chúng ta lại phải kìm nén, trốn tránh những cảm xúc tiêu cực của bản thân? Có phải vì sợ bị người khác đánh giá, sợ mình trông thật yếu đuối?

Với bạn, thừa nhận nỗi sợ hãi, tìm kiếm sự giúp đỡ, nổi điên vì một vấn đề nào đó là một chuyện rất tồi tệ, nhưng người khác chưa hẳn đã nghĩ vậy. Họ đứng ở góc độ khác và có những đánh giá khác, thường là tích cực hơn. Chẳng hạn, bạn nghĩ tâm sự về cảm nhận của mình là một hành vi yếu đuối, nhưng người khác lại cho rằng đó là hành động thể hiện sự can đảm, tin tưởng và gắn kết.

Những nhà nghiên cứu gọi khái niệm này là “beautiful mess effect“. Có thể hiểu là: thể hiện cảm xúc thật của bản thân đôi khi là điều “đáng ngại” trong mắt bạn nhưng có thể là sự can đảm, chân thật, là nền móng của sự tin tưởng và kết nối tích cực với người khác.

Thả trôi cảm xúc, sống đúng tâm trạng của bản thân

Scott cũng chia sẻ phương pháp giải phóng năng lượng cảm xúc bằng cách nhìn nhận những vấn đề của bản thân. Ông khuyên, nên lắng nghe mọi trạng thái cảm nhận của cơ thể, dù là giận dữ, buồn bã, chán nản, sợ hãi, hay xấu hổ. Hãy mở lòng chấp nhận toàn bộ những cảm xúc đó nhưng đừng vội đánh giá hay phản ứng lại. Tiếp đến là chọn một không gian thích hợp để bình tĩnh và thoải mái cho phép dòng năng lượng cảm xúc tuôn trào theo cách phù hợp.


*
Thay vì dùng hết sức lực để che lấp cảm xúc tiêu cực của bản thân, hãy chủ động tìm hiểu, nhìn nhận và đối mặt với chúng.

Kết

Giận dữ, lo lắng, sợ hãi, xấu hổ,… vốn là những cảm xúc rất cơ bản của con người, tuy rằng không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng tiếp nhận chúng. Thay vì dùng hết sức lực để che lấp cảm xúc tiêu cực của bản thân, hãy chủ động tìm hiểu, nhìn nhận và đối mặt với chúng. Đó mới chính là hình ảnh của một con người mạnh mẽ, dũng cảm thật sự!

Bài viết được thực hiện bởi Vân Trần, dựa theo bài viết của Thomas Oppong trên Medium.

Bạn đang hạnh phúc hay cố tỏ ra như vậy để không ai động đến những cảm xúc kìm nén bên trong? Những dấu hiệu sau đây sẽ "vạch trần" trạng thái thực sự của bạn.


"Chúng ta cố gắng hết sức để che giấu cảm xúc thật với những người cần biết nó nhất. Mọi người thường kìm nén cảm xúc vì cho rằng bộc lộ chúng ra thì sẽ càng không ổn", tiểu thuyết gia người Mỹ Collen Hoover chia sẻ.

Trên thực tế, nhiều người trong chúng ta thường xuyên giữ khư khư hoặc giấu nhẹm cảm xúc của mình, đặc biệt là khi buồn.

Theo nhà tâm lý học lâm sàng Leon F.Seltzer, có rất nhiều lý do khiến chúng ta tìm mọi cách để che giấu cảm xúc hoặc giả vờ hạnh phúc. Những tổn thương về mặt cảm xúc xuất phát từ niềm tin tiêu cực rằng chúng ta sẽ bị đọc vị bởi một người nào đó, trong một hoàn cảnh nào đó.

Xem thêm: Có Nên Tham Vấn Tâm Lý Lại Quan Trọng? Tham Vấn Là Gì

Tất cả những người che giấu cảm xúc đều có một điểm chung là sự sợ hãi. Nhiều người không nhận ra điều đó, đồng thời không biết rằng việc tập trung che giấu cảm xúc của bản thân sẽ sinh ra nhiều vấn đề hơn là khi thoải mái thể hiện chúng.

Những cảm xúc bị kìm nén có thể quay lại bất cứ lúc nào, đặc biệt chúng sẽ thể hiện qua hành động. Dưới đây là 11 biểu hiện thường thấy mỗi khi chúng ta muốn che giấu cảm xúc của mình.

1. Quan tâm đến người khác

Thoạt nghe, điều này có vẻ tốt. Khi cảm thấy buồn hoặc chán nản, bạn có thể dễ dàng cảm thông với những vấn đề của người khác. Thật không may, điều này có thể khiến bạn thêm mệt mỏi và chán nản.


*

2. Biến mất khỏi cuộc sống của những người thân quen

Mỗi khi muốn che giấu cảm xúc, nhiều người chọn cách tạm thời lánh mặt những người thân trong gia đình và bạn bè trong một khoảng thời gian nhất định, có thể vài ngày hoặc vài tuần. Bạn ngừng liên lạc với họ và thu mình trong thế giới riêng với những hàng rào phân cách với thế giới bên ngoài.

Điều này xảy ra khi chúng ta muốn đối diện với cảm xúc của chính mình trước khi sẵn sàng thể hiện nó ra ngoài. Khi không muốn ai khơi dậy cảm xúc từ sâu bên trong mình, chúng ta thường chọn cách trốn tránh như vậy.

3. Luôn luôn bận rộn

Có lẽ bạn sợ thời gian rảnh sẽ làm mình suy nghĩ nhiều hơn, do đó luôn tìm cách khiến mình bận rộn hơn bình thường. Bạn nhận thêm việc, liên tục lên kế hoạch đi chơi với bạn bè hay gia đình… Khi không có thời gian riêng cho bản thân, bạn có thể tạm quên đi những cảm xúc mà mình đang cố giấu.


*

4. "Tôi ổn"

Bạn càng kìm nén cảm xúc của mình đến đâu thì nói câu này càng nhiều. Bằng cách khẳng định mình ổn, bạn có thể tránh được sự "soi mói" của mọi người. Khi không ai để ý đến chuyện của bạn nữa, bạn cũng dễ kìm nén cảm xúc hơn.

Huyền thoại nhạc rock Jim Morrison từng nói: "Thứ tự do quan trọng nhất là bạn được là chính mình. Bạn đổi bản chất của mình để làm tròn vai trò nào đó. Bạn đổi cảm xúc của mình để thực hiện điều gì đó. Bạn từ bỏ những cảm giác riêng của mình để đeo một cái mặt nạ giả dối.

Sẽ không có cuộc cách mạng lớn lao nào xảy ra nếu bạn không tự thay đổi chính mình. Mọi thay đổi đều bắt nguồn từ bên trong bạn trước đã". Như vậy, nếu giả vờ nói ổn, bạn sẽ không cố gắng tìm cách thay đổi tình hình thật sự của mình.


*

5. Phát sinh những kiểu lo lắng mới

"Chúng ta thường kìm nén những cảm xúc khó chịu như nỗi buồn, sự tức giận hay tổn thương. Đối với người trưởng thành, khi một trong những cảm xúc trên bộc lộ ra ngoài, thì tất cả những cảm xúc tiêu cực còn lại sẽ bùng nổ theo. Do đó, sự sợ hãi ngày càng tăng", nhà tâm lý trị liệu Backi Hein cho hay.

Khi cảm xúc bị kìm nén, chúng sẽ biểu hiện thành những dạng lo lắng mới mà bạn chưa từng biết. Bạn cảm thấy ngại ra khỏi nhà hoặc gặp vấn đề khi giao tiếp với những người quen.

6. Tự tạo ra những cảm xúc giả

Mặc dù đang rất buồn nhưng bạn vẫn giả vờ như đang lạc quan và hài hước. Điều này tưởng chừng như có tác động tích cực nhưng thực ra khi thiếu những sự lạc quan thật sự, bạn sẽ càng làm cho cảm xúc của mình tồi tệ đi.

7. Luôn phải kiểm soát cảm xúc

Đối với bạn, mọi phút giây đều phải theo kế hoạch định sẵn. Bạn không cho phép bạn thân làm những điều ngẫu hứng hoặc bất ngờ vì sợ lộ ra những cảm xúc đang cố giấu.

Bạn ghét cả những lúc ngồi xuống và nghĩ về những cảm xúc thật của mình. Vì vậy, lúc nào bạn cũng vạch rõ những việc cần làm để tránh xảy ra chuyện ngoài ý muốn.

8. Tìm kiếm các mối quan hệ mới

Những người muốn giấu cảm xúc thường tìm đến những mối quan hệ mới lạ để tránh phải đối mặt với những mối quan hệ thân thiết, dễ dàng khiến bản thân bộc lộ con người thật.

9. Thấy tất cả mọi thứ đều như trò đùa

Ngay cả khi đang rất sầu não, bạn vẫn có thể cố tình vui đùa trong mọi tình huống. Bạn nghĩ cười ngay cả khi đang rất buồn là cách để xua đuổi và tránh không phải đối diện với cảm xúc thật.

Đây là cơ chế phòng vệ để những người muốn che giấu cảm xúc kiềm chế bản thân và tránh sự nghi ngờ của những người xung quanh.


*

10. Tạo ra vẻ ngoài gai góc hơn

Khi muốn giấu cảm xúc, bạn sẽ cố gắng tạo ra vẻ ngoài không mấy thân thiện để mọi người phải tránh xa (dù bạn đang rất cần có họ bên cạnh để chia sẻ). Bạn "diễn" như thể "ta đây không sợ bất cứ điều gì", dù bên trong đang bị tổn thương sâu sắc.

11. Khóa mọi cảm xúc, kể cả những cảm xúc tích cực

Khi bạn kìm nén những cảm xúc như buồn bã, đau khổ, bạn vô tình kìm nén luôn cả những cảm xúc khác như vui vẻ hay ngạc nhiên. Càng kìm nén lâu thì bạn càng mệt mỏi. Trớ trêu thay, khi càng trốn tránh, bạn càng cảm nhận rõ những rắc rối của mình.

Nếu từng có những biểu hiện kể trên , bạn cần phải xét lại xem việc che giấu cảm xúc đã ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của mình.

"Nếu thực sự muốn ngưởi khác hiểu được những cảm xúc dễ bị tổn thương của mình, chúng ta cần phải biểu hiện chúng ra bên ngoài, nói ra những điều lâu nay cố giấu", Seltzer nhấn mạnh.


10 bí quyết giao tiếp "vạn người mê" khiến ai cũng yêu quý bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *