Bé Bị Biếng Bú Tâm Lý Phải Làm Sao Để Khắc Phục? Biếng Ăn Tâm Lý Ở Trẻ

Việc con biếng ăn khiến các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng bởi điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con yêu. Biếng ăn được chia thành 3 nhóm chính là biếng ăn sinh lý, biếng ăn bệnh lý và biếng ăn tâm lý. Trong khuôn khổ của bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về tình trạng biếng ăn tâm lý.

Bạn đang xem: Bé bị biếng bú tâm lý phải làm sao


Biếng ăn tâm lý là một dạng rối loạn dinh dưỡng thường gặp ở trẻ song không phải bậc cha mẹ nào cũng hiểu rõ về tình trạng này. Vậy nguyên nhân gây biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh là gì và hướng khắc phục tình trạng này ra sao? Theo dõi hết bài viết sức khỏe hôm nay để có được lời giải đáp bạn nhé.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh

Biếng ăn tâm lý hay chán ăn thần kinh là một dạng rối loạn ăn uống, xuất phát từ nỗi sợ tâm lý. Việc trẻ sợ không dám ăn, bị ép ăn nhiều hoặc bị ép ăn khi trẻ không thích chính là nguyên nhân khiến cho việc ăn uống trở nên một hoạt động bắt buộc và đáng sợ.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị biếng ăn tâm lý có thể kể đến như:

Sự thay đổi đột ngột môi trường sống, thay người giúp việc mới có thể khiến trẻ sợ hãi và dẫn đến tình trạng biếng ăn.Cha mẹ ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá nhiều và ép uống sữa công thức quá nhiều. Bên cạnh đó, việc cho trẻ ăn hoặc bú quá nhiều cữ trong ngày khiến trẻ không có cảm giác đói dẫn đến trẻ càng chán ăn và lười ăn. Với những trường hợp trẻ ăn dặm, việc thay đổi chế độ ăn uống và ép ăn có thể khiến tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ trở nên trầm trọng hơn.Ảnh hưởng tâm trạng của mẹ: Nhiều mẹ không giữ được bình tĩnh, quát mắng và cáu gắt khi trẻ lười ăn, không ăn cũng có thể là nguyên nhân khiến cho tình trạng biếng ăn của trẻ trở nên tồi tệ hơn.Sự cố trong bữa ăn trước đó: Trẻ sơ sinh bị biếng ăn có thể xuất phát từ việc trước đó trong quá trình bú mẹ tia sữa của mẹ chảy quá mạnh khiến trẻ không bú kịp hoặc trẻ ăn phải thứ gì đó khiến trẻ bị nôn trớ, quấy khóc dẫn đến trẻ cảm thấy sợ ăn.
*
Biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh xuất phát từ nỗi sợ tâm lý trong chuyện ăn uống

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh mắc chứng biếng ăn tâm lý

Một số dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đang mắc phải chứng biếng ăn tâm lý có thể kể đến như:

Trẻ bú ít hơn trước, không bú đủ cữ sữa trong ngày.Trẻ hay ngậm ti và không chịu nuốt khi bú mẹ, trẻ ngậm thức ăn trong miệng không chịu nhai cũng không chịu nuốt khi ăn dặm.Trẻ quấy khóc, che miệng, ngậm chặt miệng hoặc quay mặt đi khi mẹ cho ăn.Trẻ có những phản ứng dữ dội khi nhìn thấy đồ ăn như quấy khóc, gào thét, nôn oẹ, cầm ném đồ ăn…Trẻ không bao giờ có cảm giác đói và không đòi ăn.Trong vòng 3 tháng liên tiếp, trẻ không tăng cân.
*
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân có thể là dấu hiệu cảnh báo biếng ăn tâm lý

Phải làm sao khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị biếng ăn tâm lý?

Trên thực tế, biếng ăn tâm lý có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, đặc biệt là biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về cả thể chất và trí tuệ của trẻ sau này nếu không được phát hiện sớm và có giải pháp can thiệp kịp thời. Vậy phải làm sao khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị biếng ăn tâm lý?

Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Tại đây, qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng cũng như giải pháp tâm lý phù hợp từ đó giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, điều trị chứng biếng ăn tâm lý của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chủ yếu là tác động vào tâm lý của trẻ, tạo hứng thú cho trẻ với bữa ăn từ đó giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Dưới đây là một số biện pháp giúp cải thiện chứng biếng ăn tâm lý, cha mẹ có thể tham khảo:

Không ép trẻ ăn

Ép ăn là thói quen khó bỏ của không ít bà mẹ Việt, nhất là khi thấy con chậm tăng cân hơn bạn bè cùng trang lứa. Biết là trẻ chậm tăng cân mẹ sẽ sót nhưng các mẹ cần hiểu việc ép trẻ ăn sẽ khiến tâm lý sợ ăn của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Chưa kể, khi bị ép ăn, trẻ thường có xu hướng vừa ăn vừa khóc hoặc vừa bú vừa khóc, điều này rất dễ khiến trẻ bị sặc sữa, sặc đồ ăn và hậu quả gây ra rất khó lường. Ở trường hợp nhẹ, trẻ có thể chỉ bị viêm đường hô hấp song nếu nặng, thức ăn sặc chèn ép đường thở trẻ có nguy cơ bị ngạt rất cao và điều này có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

Thay đổi thực đơn đa dạng và phù hợp với khẩu vị của con

Vị giác của trẻ vốn nhạy cảm, vì thế trước một món ăn không hợp khẩu vị, trẻ sẽ thể hiện bằng hành động cho mẹ hiểu rằng trẻ không thích. Chẳng hạn như khi uống sữa công thức, nếu không thích trẻ sẽ không chịu nuốt mà nôn trớ hoặc phun ra và lúc này điều mẹ cần làm là đổi sữa cho trẻ.

Với trẻ ăn dặm, ăn một món trong thời gian dài sẽ khiến trẻ bị chán. Chính vì thế, mẹ cần thường xuyên thay đổi các món ăn dặm cho trẻ để kích thích vị giác cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

*
Thay đổi đa dạng thực đơn ăn dặm là biện pháp giúp cải thiện chứng biếng ăn

Cho trẻ ăn theo nhu cầu

Thay vì ép trẻ ăn, mẹ hãy lắng nghe cơ thể của trẻ bởi chính mẹ cũng không biết lượng thức ăn như thế nào là đủ với trẻ. Điều quan trọng nhất là mẹ cần cho trẻ ăn đủ bữa còn việc ăn bao nhiêu hãy để thuận theo nhu cầu của trẻ. Mẹ không nên ép trẻ ăn quá sức của trẻ cũng không nên kìm lại để trẻ ăn ít đi. Thay vào đó, mẹ hãy cho trẻ ăn theo nhu cầu và ngừng khi trẻ có biểu hiện không muốn ăn nữa.

Khuyến khích trẻ ngồi ăn dặm cùng với cha mẹ

Theo các chuyên gia, đối với trẻ ăn dặm, cha mẹ nên để trẻ ngồi ăn trên bàn ăn cùng cha mẹ để trẻ quen dần với không khí bữa ăn và cho trẻ ăn đến khi cha mẹ đã ăn hết. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ có xu hướng ngồi ăn lâu hơn và ăn nhiều hơn khi có người cùng đồng hành trong bữa ăn. Tuy nhiên, điều cha mẹ cần lưu ý đó là duy trì không khí bữa ăn gia đình vui vẻ và đầm ấm để kết nối các thành viên lại với nhau, xua tan đi rào cản tâm lý.

Cha mẹ quan tâm đến trẻ nhiều hơn

Giải pháp cho trẻ biếng ăn tâm lý bao giờ cũng đòi hỏi cha mẹ phải kiên trì và nhẫn nại. Cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan sát, trò chuyện và chia sẻ với trẻ nhiều hơn để tìm hiểu được nguyên nhân tâm lý dẫn đến việc trẻ sợ ăn.

*
Cha mẹ cần quan tâm trẻ nhiều hơn

Bổ sung men vi sinh

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, biếng ăn có liên quan đến sự mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Việc trẻ biếng ăn tâm lý kéo dài cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vì thế, trẻ biếng ăn tâm lý cần được bổ sung lợi khuẩn, thiết lập lại sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh là đối tượng vô cùng nhạy cảm và cha mẹ cần đặc biệt thận trọng khi bổ sung men vi sinh cho trẻ. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để gửi đến quý độc giả. Hy vọng, với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về chủ đề này đồng thời nắm được một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn tâm lý cho trẻ sơ sinh.

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh là một thách thức không nhỏ trong quá trình nuôi con của nhiều bậc cha mẹ. Tuy nhiên, nếu biết vì sao con gặp phải tình trạng này thì cha mẹ sẽ có được tâm thế thoải mái, chủ động tìm cách giúp trẻ vượt qua giai đoạn này mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.&#x
D;&#x
A;

1. Nhận biết biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

1.1. Như thế nào là biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh?

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ bỗng nhiên trẻ chán ăn hoặc ăn ít hơn hẳn so với thường ngày. Thông thường, tìnhtrạng này chỉ diễn ra trong vòng vài ngày cho đến 2 tuần. Trẻ sơ sinh sẽ trải qua nhiều giai đoạn biếng ăn sinh lý trong quá trình pháttriển, chủ yếu là vào các mốc đánh dấu sự thay đổi thể chất ở trẻ như: mọc răng, tập bò, tập ăn dặm,...

Xem thêm: Cảm Âm Sáo Trúc Sao Em Vô Tình Jack X K, #Sao Em Vo Tinh Cam Am

*

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh chủ yếu là biểu hiện bình thường đánh dấu mốc phát triển của trẻ

1.2. Dấu hiệu biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

Để nhận biết biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh cha mẹ có thể quan sát các dấu hiệu sau:

- Trẻ ăn rất ít

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của biếng ăn sinh lý là trẻ ăn ít hơn bình thường và ít hơn so với mức tiêu chuẩn cho độ tuổi củatrẻ. Lúc này, trẻ không còn quan tâm đến việc ăn uống hoặc không chịu tiếp tục ăn trong một khoảng thời ngắn.

- Trọng lượng cơ thể thay đổi

Trẻ biếng ăn sinh lý có thể bị giảm cân hoặc tăng cân rất chậm. Cha mẹ có thể kiểm tra được điều này bằng cách cân trẻ thườngxuyên. 

- Buồn bực và khóc nhiều

Biếng ăn sinh lý có thể gây khó chịu cho trẻ khiến trẻ trở nên buồn bực và khóc nhiều hơn. Trẻ có thể cảm thấy không thoải mái vàcăng thẳng vì cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng từ việc ăn uống.

- Thay đổi về tần suất và thời lượng bữa ăn

Những trẻ bị biếng ăn sinh lý thường có mất khoảng thời gian dài cho mỗi bữa ăn hoặc thời gian ăn mỗi bữa ngắn hơn rất nhiều sovới bình thường. Lúc này trẻ sẽ ăn một lượng rất ít rồi dừng hoặc từ chối ăn.

2. Tại sao trẻ sơ sinh bị biếng ăn sinh lý?

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu hiểu được nguyên nhân khiến con rơi vào tình trạng này thìcha mẹ sẽ bớt lo lắng và biết cách xử lý tốt nhất để giúp cho đi qua giai đoạn này.

Các nguyên nhân gây biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh thường là do:

- Thích nghi với môi trường mới

Trẻ sơ sinh vừa mới ra đời, cơ thể phải thích nghi với môi trường mới với tiếng ồn, ánh sáng và nhiều yếu tố khác mà trước đó chưa hềquen thuộc với trẻ. Đây chính là lý do làm cho trẻ cảm thấy không thoải mái, không muốn ăn và khi đã thích nghi được với môi trường mới,khả năng ăn của trẻ sẽ dần dần cải thiện.

*

Căng thẳng, mệt mỏi,... do tiếp xúc với môi trường mới có thể gây biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

- Cảm xúc của trẻ

Các yếu tố như mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng,... cũng có thể khiến cho việc ăn uống của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng. Những trạng thái cảm xúcnày thường xảy ra khi trẻ không thích việc thay bỉm, tắm rửa,...

- Vấn đề về sức đề kháng

Khi trẻ gặp các vấn đề gây suy giảm sức đề kháng như: cảm lạnh, viêm họng,... có thểtrở nên mệt mỏi, khó chịu và không muốn ăn. Lúc này, trẻ cũng dễ bị mất vị giác nên không hứng thú với việc ăn uống.

- Vấn đề về tiêu hóa

Một số trẻ sơ sinh có thể gặp vấn đề về tiêu hóa như táobón, trào ngược dạ dạ,... nên lười ăn. Trong bữa ăn, trẻ thường không cảm thấy thoải mái nên từ chối ăn.

3. Cách xử lý với biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

Đối với tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ có thể tham khảo những biện pháp sau để giúp trẻ ăn ngon miệnghơn và không bị ảnh hưởng quá nhiều đến sự phát triển thể trạng:

- Tạo không gian thoải mái và yên tĩnh

Hãy tạo cho trẻ một không gian ăn uống yên tĩnh, đem lại cho trẻ cảm giác thoải mái và không có gì tác động khiến trẻ xao nhãng việc ănuống. Tránh tiếng ồn mạnh khi trẻ ăn cũng sẽ giúp trẻ tập trung hơn vào việc ăn.

Ngoài ra, tạo cho trẻ một môi trường ăn thật thư giãn, thoải mái cũng sẽ kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. Tăng kết nối giữa cha mẹ vớicon cái để trẻ cảm thấy vui vẻ tham gia vào bữa ăn cũng là việc cần thiết để trẻ có được môi trường ăn uống tích cực.

- Tìm hiểu để xây dựng lịch trình ăn phù hợp với trẻ

Cha mẹ nên tìm hiểu thông tin về thời gian thức, ngủ, khả năng ăn uống của trẻ sơ sinh theo độ tuổi để xây dựng thời gian biểu phù hợpvới con mình. Trẻ cần có được một thời gian biểu với các khung thời gian đủ cho các hoạt động: ăn, ngủ và chơi. Hãy cho trẻ ăn đúng thờiđiểm đã được lên kế hoạch và nếu trẻ không đủ đói thì không nên ép trẻ ăn.

*

Chia nhỏ bữa ăn và tạo hứng thú ăn uống sẽ giúp cải thiện biếng ăn sinh lý ở trẻ

- Nên chia nhỏ bữa ăn

Thời điểm trẻ sơ sinh đang biếng ăn sinh lý, cha mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ đồng thời giảm bớt lượng sữa trong mỗi bữa ăn. Việclàm này sẽ giúp trẻ không “sợ” ăn mà vẫn đảm bảo được dinh dưỡng vừa đủ cho sự phát triển của trẻ.

- Kiểm tra lại việc cung cấp sữa

Dù là trẻ ăn sữa công thức hay bú sữa mẹ thì cũng cần đảm bảo rằng trong mỗi bữa ăn trẻ đang được đáp ứng lượng ăn đúng với nhu cầu củatrẻ. Nếu trẻ đang bú mẹ thì hãy kiểm tra lại để chắc chắn rằng quá trình bú mẹ của trẻ đang được được thực hiện trong tư thế khiến trẻthoải mái và bú hiệu quả.

- Theo dõi sức khỏe của trẻ

Đây là việc cần làm để các bậc cha mẹ xác định được biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe hay không. Nếuthấy trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì cần cho trẻ thăm khám bác sĩ Nhi khoa ngay.

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh thường hay tái diễn và sẽ khiến cha mẹ sốt ruột, lo lắng cho sự phát triển thể chất của con mình.Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp biếng ăn sinh lý ở trẻ sẽ nhanh chóng qua đi và sau đó, trẻ sẽ sớm “bắt nhịp” trở lại với nhu cầu ănuống bình thường. Chỉ cần cha mẹ bình tĩnh, kiên nhẫn để có cách xử lý khoa học, trẻ sẽ vẫn nhận được đủ nhu cầu dinh dưỡng cần cho sựphát triển khỏe mạnh.

Trong trường hợp thấy con có tình trạng biếng ăn kéo dài hay có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cha mẹ hãy đưa trẻ đến thăm khám bác sĩđể nhận được sự tư vấn cần thiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *