7 Trường Phái Tâm Lý Học Hiện Đại, Các Hướng Nghiên Cứu Của Tâm Lý Học Hiện Đại

Có nhiều cách tư duy khác nhau về hành vi của con người. Các nhà tâm lý học sử dụng nhiều góc độ tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu cách mọi người suy nghĩ, cảm nhận và hành xử.

Bạn đang xem: 7 trường phái tâm lý học hiện đại

Một số nhà nghiên cứu tập trung vào một trường phái tư tưởng tư duy cụ thể, chẳng hạn như từ góc độ sinh học, trong khi những nhà nghiên cứu khác có cách tiếp cận đa chiều (eclectic – chiết trung) hơn, kết hợp nhiều quan điểm khác nhau. Không có một góc độ nào là “tốt hơn”, đơn giản là mỗi góc độ nghiên cứu nhấn mạnh vào những khía cạnh khác nhau của hành vi của con người.

Các hướng nghiên cứu (perspective) chính trong tâm lý học hiện đại

Trong những năm đầu phát triển, tâm lý học chịu sự thống trị của một loạt các trường phái tư tưởng tiếp nối nhau. Nếu từng học tâm lý học, bạn có lẽ sẽ nhớ về thuyết cấu trúc, thuyết chức năng, phân tâm học, tâm lý học hành vi, và thuyết nhân văn – đây đều là các trường phái tư duy tâm lý học khác nhau.

Tâm lý học càng phát triển, số lượng và sự đa dạng của các chủ đề mà các nhà tâm lý học nghiên cứu lại càng mở rộng. Từ đầu những năm 60, lĩnh vực này đã thực sự nở rộ. Tâm lý học đã phát triển với tốc độ rất nhanh chóng, cả về chiều rộng và chiều sâu của những chủ đề được nghiên cứu.

Rất ít các nhà tâm lý học xác định quan điểm của họ theo một trường phái duy nhất. Dù vẫn có một số nhà tâm lý học hành vi hoặc nhà phân tâm học thuần túy, phần lớn các nhà tâm lý học ngày nay phân loại nghiên cứu dựa trên lĩnh vực chuyên môn và hướng nghiên cứu của họ.

*
Minh họa của Verywell mind

Một vấn đề, nhiều cách tiếp cận

Mọi chủ đề trong tâm lý học đều có thể được xem xét theo một số cách. Ví dụ, hãy xem xét chủ đề gây hấn (xâm kích – aggression).

Một chuyên gia nghiên cứu từ góc độ sinh học sẽ nghiên cứu về tác động của não bộ và hệ thần kinh lên hành vi gây hấn..Một người đứng từ góc độ hành vi sẽ xem xét cách các yếu tố môi trường làm gia tăng hành động gây hấn như thế nào.Một người áp dụng cách tiếp cận đa văn hóa (cross-cultural) có thể sẽ xem xét cách mà văn hóa và xã hội ảnh hưởng đến hành vi xâm kích hoặc bạo lực.

Dưới đây là bảy hướng nghiên cứu chính trong tâm lý học hiện đại.

1. Hướng nghiên cứu Tâm động học (Psychodynamic)

Quan điểm tâm động học bắt nguồn từ nghiên cứu của Sigmund Freud. Quan điểm này về tâm lý học và hành vi con người nhấn mạnh vào vai trò của vô thức, trải nghiệm thơ ấu, và các mối quan hệ cá nhân, để giải thích cho hành vi của con người, cũng như chữa trị các bệnh tâm lý.

Nhờ nghiên cứu và sức ảnh hưởng của Freud, phân tâm học đã trở thành một trong các lực chính và sớm nhất trong tâm lý học. Freud cho rằng tâm trí được tạo bởi 3 thành tố chính: cái Nó , cái Tôi, và cái Siêu tôi.

Cái (id – bản năng) là phần của tâm hồn (psyche) bao gồm tất cả những ham muốn nguyên thủy và vô thức.Cái Tôi (ego – bản ngã) là phần chịu trách nhiệm xử lý những đòi hỏi của cuộc sống thực tế.Cái Siêu tôi (superego – siêu bản ngã) là phần xuất hiện cuối cùng của tâm hồn (psyche), bao hàm những lý tưởng, chuẩn mực, và tiêu chuẩn đạo đức đã được nội hóa trong con người.

Mặc dù hướng nghiên cứu tâm động học không còn thống trị như trước, nó vẫn là một công cụ tâm lý trị liệu hữu ích.

2. Hướng nghiên cứu Hành vi (Behavioral)

Tâm lý học hành vi tập trung vào các hành vi có được nhờ quan sát và học hỏi. Hướng nghiên cứu này hình thành trên cơ sở các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học như Edward Thorndike và John B. Watson. Thuyết hành vi thống trị tâm lý học những năm đầu thế kỷ 20 nhưng bắt đầu mất dần ảnh hưởng trong những năm 1950.

Thuyết hành vi khác với các góc nhìn khác bởi vì nó hoàn toàn tập trung vào các hành vi có thể quan sát được hơn là nhấn mạnh trạng thái nội tâm.

Ngày nay, hướng nghiên cứu hành vi vẫn tập trung vào cách các hành vi được học và củng cố. Các nguyên lý hành vi thường được ứng dụng trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, nơi các nhà tư vấn và trị liệu sử dụng các kỹ thuật này để giải thích và điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.

3. Hướng nghiên cứu Nhận thức (Cognitive)

Trong những năm 1960, một hướng mới ra đời được gọi tên là tâm lý học nhận thức. Lĩnh vực tâm lý học này tập trung vào các quá trình tâm thần như trí nhớ, tư duy, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ và ra quyết định.

Chịu ảnh hưởng của các nhà tâm lý học như Jean Piaget và Albert Bandura, hướng nghiên cứu nhận thức đã phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ gần đây.

Các nhà tâm lý học nhận thức thường sử dụng mô hình xử lý thông tin (so sánh tâm trí con người với máy tính) nhằm khái niệm hóa quá trình thông tin được thu thập, xử lý, lưu trữ và sử dụng.

Xem thêm: Các Chuyên Đề Tư Vấn Tâm Lý Học Đường “Xây Dựng Một Tình Bạn Đẹp, Nói

4. Hướng nghiên cứu Sinh học (Biological)

Việc nghiên cứu sinh lý học đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tâm lý học như một ngành khoa học riêng biệt. Ngày nay, hướng này được biết đến với tên gọi là tâm lý học sinh học (còn gọi là tâm sinh học – biopsychology, hoặc tâm lý học sinh lý học – physiological psychology). Góc độ này nhấn mạnh vào các cơ sở vật lý và sinh học của hành vi.

Các nhà nghiên cứu tâm lý học theo hướng sinh học có thể tìm hiểu các vấn đề như gen ảnh hưởng đến hành vi ra sao, hoặc các tổn thương ở những vùng cụ thể của não bộ tác động đến tính cách thế nào.

Hệ thần kinh, bộ gen, não bộ, hệ miễn dịch, và hệ nội tiết chỉ là một vài chủ đề mà những nhà tâm lý học sinh học quan tâm. Trong một vài thập kỷ trở lại, hướng nghiên cứu này đã có những phát triển mạnh mẽ nhờ những tiến bộ trong việc khám phá và tìm hiểu não bộ và hệ thần kinh của con người.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu công cụ để quan sát não bộ ở các điều kiện khác nhau. Các nhà khoa học hiện đã có thể nghiên cứu tác động của những tổn thương não bộ, thuốc, và bệnh tật theo các cách mà trước đây không thể thực hiện.

5. Hướng nghiên cứu Đa văn hóa (Cross-cultural)

Tâm lý học đa văn hóa là một hướng nghiên cứu khá mới nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong 20 năm trở lại đây. Các nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu của hướng này xem xét hành vi con người giữa những nền văn hóa khác nhau.

Thông qua việc xem xét những khác biệt này, chúng ta có thể biết thêm về cách văn hóa tác động lên suy nghĩ và hành vi. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về sự khác biệt của hành vi xã hội trong nền văn hóa có tính cá nhân (individualistic) và nền văn hóa có tính tập thể (collectivistic).

Ở những nền văn hóa có tính cá nhân (như Mỹ), con người có xu hướng ít nỗ lực hơn khi là thành viên trong một nhóm – một hiện tượng có tên là tính lười biếng xã hội (social loafing). Ở những nền văn hóa có tính tập thể (như Trung Quốc), con người lại thường cố gắng hơn khi là một phần của một nhóm

6. Hướng nghiên cứu Tiến hóa (Evolutionary)

Tâm lý học tiến hóa đặt ra câu hỏi thuyết tiến hóa có vai trò như thế nào trong việc giải thích các quá trình sinh lý. Các nhà tâm lý học theo hướng này thường áp dụng những nguyên lý của tiến hóa (như chọn lọc tự nhiên) để lý giải các hiện tượng tâm lý học.

Góc nghiên cứu này gợi ý rằng các quá trình tâm thần tồn tại vì chúng phục vụ một mục đích tiến hóa nào đó – nghĩa là chúng trợ giúp cho sự sinh tồn và sinh sản của con người.

7. Hướng nghiên cứu Nhân văn (Humanistic)

Vào những năm 50, một trường phái với tên gọi tâm lý học nhân văn ra đời, chịu ảnh hưởng lớn từ nghiên cứu của những nhà nhân văn nổi tiếng như Carl Rogers và Abraham Maslow.

Hướng nhân văn này nhấn mạnh vào vai trò của động lực trong suy nghĩ và hành vi. Những khái niệm như hiện thực hóa lý tưởng bản thân (self-actualization) đóng vai trò tối quan trọng. Những nhà tâm lý học theo hướng này nghiên cứu những điều thúc đẩy con người phát triển, thay đổi, và đạt được tiềm năng cá nhân của mình.

Tâm lý học tích cực – Positive Psychology (tập trung vào việc giúp con người sống hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn) là một phong trào gần đây trong tâm lý học có bắt nguồn từ hướng nhân văn.

Ghi chú của Verywell

Có rất nhiều cách tư duy về suy nghĩ và hành vi của con người. Những hướng nghiên cứu khác nhau trong tâm lý học hiện đại mang lại cho các nhà nghiên cứu và sinh viên công cụ để tiếp cận các vấn đề và tìm câu trả lời. Chúng cũng giúp các nhà tâm lý học tìm ra những cách mới để giải thích và dự đoán hành vi con người. Những phát kiến và sự hiểu biết sâu sắc hơn thậm chí có thể dẫn đến việc phát triển những cách tiếp cận mới trong điều trị tâm lý.

Quỳnh Anh dịch, Dat
PP hiệu đính.
Bài gốc: Perspectives in Modern Psychology (Verywell mind).

Trường Phái Cấu Trúc (Structuralism)

Ii
OVYe
OB5WSo3f
Z8gw
IJj06a
O9XQSAlz
FLQy
J-Iz
UB3FNhpnez
SUd
Xu6j
Xvhc
HO0E3HLcg4_7-N4KZtut
Ds--p
LNi
D8f
Uz6Dl
Mqy
Kn_v
Sja
Vv
Z-o
AZk
Rj
CPTj3n0SLP-q9o9L5_JNx

Trường Phái Chức Năng (Functionalism)

Gg
MH_F61Zg
A9Hxj
Pj
Uh7OTPggs
V-kw
MOXj
G_Of
VJWo1-h1i
Mr
XC6ock
Q8z
PSUPv
NQCMkq
OBb_Wqb4u7Nz_Dfp
Hhv_G9u
Kbe
Ugv
BWOR3BNWepjx10i
Vpy
Qf5ylfs
X7a
Iy
PQ6Muaf5ct
Nn
YOsd9c
Cp
U style=margin-left:0;margin-top:0 width=602>Chủ nghĩa chức năng hình thành dựa trên các lý thuyết của trường phái cấu trúc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ công trình của William James - cho rằng não bộ hoạt động dựa trên các chức năng và sự thích nghi của chính nó. Một số nhà tư tưởng theo thuyết chức năng bao gồm John Dewey, James Rowland Angell và Harvey Carr.Và thay vì tập trung vào bản thân các quá trình não xử lý thông tin, trường phái này quan tâm đến vai trò của các quá trình này. Ví dụ, thay vì cố gắng hiểu các quá trình cơ bản gây ra trạng thái tinh thần, thì các nhà nghiên cứu sẽ là tìm hiểu chức năng mà các trạng thái đó phục vụ. Điều này đã cho phép các nhà tâm lý học hiểu rõ hơn về cách tâm trí cho phép con người phản ứng và thích nghi với môi trường xung quanh.Trường phái chức năng quan tâm đến mục đích của suy nghĩ và hành vi, trong khi chủ nghĩa cấu trúc quan tâm đến các yếu tố tạo nên ý thức. 

Trường Phái Gestalt

HYSSAi4RSv6r
Cq
I9pp
N77Ou
At1m
W8LO5k
RHn0WNEv7PCB5Wj
Yrb
RZf
Nl
Yk7ILEfb4M26emoi
SWGQAUp
Aw0Dq
F_Syyeaez
Qv
Edg3O8Uf
JBe
Hon
A7R8H2ff5psocavt
HY2BQZLWjqk
Asol
Y3Iyp
ZE style=margin-left:0;margin-top:0 width=602>Tâm lý học Gestalt là một trường phái tâm lý học dựa trên ý tưởng rằng con người trải nghiệm mọi thứ theo một cách thống nhất. Cách tiếp cận này bắt đầu ở Đức và Áo vào cuối thế kỷ 19 nhằm làm phù hợp hoá cách tiếp cận của chủ nghĩa cấu trúc. Một số nhà tư tưởng gắn liền với trường phái tư tưởng Gestalt bao gồm Max Wertheimer, Wolfgang Köhler, và Kurt Koffka.Thay vì chia nhỏ suy nghĩ và hành vi thành những yếu tố nhỏ nhất của chúng, trường phái này tin rằng bạn phải nhìn vào toàn bộ trải nghiệm.Một số ví dụ về trường phái Gestalt đã giải thichs cho các hiện tượng quang học, chẳng hạn như ảo ảnh. Wertheimer đã mô tả hiện tượng bằng cách quan sát cách các ánh đèn đường ray xen kẽ tạo ra ảo giác chuyển động. Hiện tượng này cho thấy rằng có liên tiếp các hình ảnh được nhìn thấy theo chuỗi nhanh được coi là chuyển động.

Trường Phái Hành Vi (Behaviorism)

HWr-s
WRd
FFIoco
AEFhu
Rm_Cikgkv
OQULzii
Irlo
Kkv
Yy8w0s
Ec
YUFv
A585_Wp
YLLf1WGt
Ypk
She
QBq
Sr7Luy1VM4x
O_Jrjze0Bv
C7n7p
BBH9Qnsf
Jht9Cha
D26my6zxxr
PBo521QG8Lam
Ql
Ms style=margin-left:0;margin-top:0 width=602>Chủ nghĩa hành vi đã trở thành một trường phái tư tưởng thống trị trong suốt những năm 1950, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi công trình của các nhà tư tưởng như John B. Watson, Ivan Pavlov và B. F. Skinner.Chủ nghĩa hành vi cho rằng tất cả các hành vi có thể được giải thích bởi các nguyên nhân môi trường hơn là bởi các yếu tố bên trong con người, và vì vậy, trường phái này tập trung vào hành vi có thể quan sát được.Điều kiện hoá cổ điển: Đây là một kiểu học tập có điều kiện gắn với các kích thích có tính lặp lại. Ví dụ như rung chuông báo hiệu giờ ăn. Sau khi liên kết được hình thành, kích thích rung chuông có thể tự nhiên gợi ra cảm giác chuẩn bị đến giờ ăn kể cả khi chưa đến đúng thời điểm đó. Điều kiện hoá từ kết quả: Là loại học tập có liên quan đến việc sử dụng phần thưởng và hình phạt để tạo ra mối liên hệ giữa hành vi và hậu quả của hành vi đó.Trường phái tâm lý học hành vi ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tâm lý học. Nhiều ý tưởng và kỹ thuật xuất hiện từ trường phái tư tưởng này vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. 

Trường Phái Phân Tâm (Psychoanalysis)

Ymgz-V05KWy
Ltq
PVAj9Ziq8_6tks
Jvh
Vy_hi
Qd8Rh
Ym5BPq325hqh
NXGPm
HUf0vw42bk
Dbic
EWz7rw_P9OLf
Afbf
Ocdm
Mn
LXcjsa
D9k1js-p
P04s01MYMus
RPW6U9-c5Qnt-Kg
MKzq
SAGLu
Ftk style=margin-left:0;margin-top:0 width=602>Phân tâm học là một trường phái do Sigmund Freud sáng lập, nhấn mạnh ảnh hưởng của vô thức đối với hành vi. Các nhà tư tưởng phân tâm học lớn khác bao gồm Anna Freud và Otto Rank và những người theo trường phái tân tự do như Erik Erikson, Alfred Adler và Karen Horney.Theo đó, Freud tin rằng tâm trí con người được cấu tạo bởi ba yếu tố: cái ấy, cái tôi và siêu tôi.Cái ấy (id) bao gồm các thúc giục ban đầu.Cái tôi (ego) là các phần của nhân cách chịu trách nhiệm ứng phó với thực tế.Cái siêu tôi (superego) là một phần của nhân cách chứa đựng tất cả những lý tưởng và giá trị mà chúng ta kế thừa từ cha mẹ và từ văn hoá.Freud tin rằng sự tương tác của ba yếu tố này là nguyên nhân dẫn đến tất cả các hành vi phức tạp của con người.Các lý thuyết quan trọng khác trong trường phái phân tâm học bao gồm nhận định về ý thức và vô thức, cách tiếp cận tâm lý học của Freud đối với sự phát triển nhân cách, và khái niệm về bản năng sống và chết.Công trình của Freud cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của liệu pháp trò chuyện như một phương pháp tiếp cận để điều trị bệnh tâm thần. Nhiều cách tiếp cận điều trị theo trường phái Freud truyền thống không còn được ưa chuộng, nhưng liệu pháp phân tâm học hiện đại vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong tâm lý học ngày nay.Tìm hiểu sự khác biệt giữa phân tâm học (psychoanalysis) và tâm lý trị liệu (psychotherapy) tại đây.

Trường Phái Nhân Văn (Humanism)

IHTmn
Dli
Jg
Ju
EIt
ZAaos
S7HLs
TTa
AUONjw
IBUi
ON4Xnn-PTq
Nd
Xj
FSHSwp
Si5x6ir-Xsnd
Asl
Iga
Cvb
Gxl
ZOTuv-d
E4JXqr1MSr8Inv2n
Qn
RWdty
Ne
F_E4qx
Ulzd
YYDYrv85Xdma
Fh
F6Vu6Qq
Hg
EI style=margin-left:0;margin-top:0 width=602>Tâm lý học nhân văn phát triển như một phản ứng với phân tâm học và chủ nghĩa hành vi. Sự phát triển của trường phái tư tưởng này trong tâm lý học bị ảnh hưởng nặng nề bởi công việc của các nhà tư tưởng nhân văn như Abraham Maslow, Carl Rogers và Clark Moustakas.Trong khi các trường phái tư tưởng ban đầu chủ yếu tập trung vào hành vi bất thường của con người, tâm lý học nhân văn khác biệt đáng kể ở chỗ nhấn mạnh vào việc giúp con người đạt được và phát huy hết tiềm năng của họ.Các chủ đề trong tâm lý học nhân văn: Trở thành một người có đầy đủ chức năng: Một người có liên kết vững chắc với niềm tin vào năng lực bản thân và những ước muốn của chính họ.Ý chí tự do cá nhân: Năng lực mà cá nhân có để đưa ra lựa chọn, các hướng hành động và cách kiểm soát cuộc sống của chính họ
Cấp bậc nhu cầu: Lý thuyết tháp nhu cầu của Maslow cho rằng mọi người được thúc đẩy bởi một loạt các nhu cầu, từ cơ bản nhất là sinh lý cho đến các nhu cầu ngày càng phức tạp khác.Trải nghiệm đỉnh cao: Những khoảnh khắc của niềm vui thuần khiết, siêu việt, đóng một phần quan trọng trong việc vươn tới sự tự hiện thực hóa. Tự hiện thực hóa: Trạng thái phát huy hết tiềm năng của họ.Tâm lý học nhân văn vẫn còn khá phổ biến ngày nay và đã ảnh hưởng đáng kể đến các lĩnh vực tâm lý khác bao gồm cả tâm lý học tích cực.

Trường Phái Nhận Thức

Qmk
H5In
R9Izkzms
Oc3t
MUe
Ohy
Zi
LBl
U8Pr3t4Oid9Hg5Q--U_5AIBV9fwvrlr
VN_0u
Vjma
B4j1Bn
DIgvd
Xmso
Kb
Vep
Zm
Xv
A_4p
IAml
DOCmq
OAGO7Wwt
Zd
JJLg
K9wcy
Kz
Hi
Zv4pi8Yr
NBke
KE40Hx
U style=margin-left:0;margin-top:0 width=602>Đây là trường phái tâm lý học nghiên cứu các quá trình não bộ xử lý các thông tin bao gồm cách con người suy nghĩ, nhận thức, ghi nhớ và học hỏi. Là một phần của lĩnh vực khoa học nhận thức, một nhánh của tâm lý học và có liên quan đến các ngành khác như khoa học thần kinh, triết học và ngôn ngữ học.Ví dụ về các lý thuyết phát triển của trường phái này như:Các giai đoạn phát triển nhận thức: Một lý thuyết do Jean Piaget đề xuất, cho rằng trẻ em phải trải qua một loạt các giai đoạn phát triển trí tuệ với sự tiến bộ.Lý thuyết văn hóa xã hội: Lý thuyết này, được đưa ra bởi Lev Vygotsky, xem xét sự tương tác của các yếu tố văn hóa và xã hội đã góp phần vào sự phát triển nhận thức như thế nào.Lý thuyết xử lý thông tin: Lý thuyết này cho rằng tâm trí hoạt động giống như một máy tính để xử lý và giải thích thông tin về thế giới.Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi trường phái tâm lý này. CBT là một cách tiếp cận điều trị tập trung vào cách các khuôn mẫu suy nghĩ tiêu cực tự động ảnh hưởng đến hành vi và các vấn đề tâm lý.

Lời Kết

Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *